| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Heo chết không kịp chôn

Thứ Hai 13/09/2010 , 10:05 (GMT+7)

Hàng loạt trang trại nuôi heo ở huyện Tây Sơn (Bình Định) đồng loạt bị dịch bệnh tấn công. Heo chết dồn dập, trang trại chỉ còn những dãy chuồng trống hoác.

Dãy chuồng trống hoác vì heo chết sạch
Hàng loạt trang trại nuôi heo ở huyện Tây Sơn (Bình Định) đồng loạt bị dịch bệnh tấn công. Heo chết dồn dập, trang trại chỉ còn những dãy chuồng trống hoác. Nhiều “triệu phú heo” bỗng chốc trắng tay.

Đến lượt các trang trại bị...tấn công

Tôi còn đang ở trên huyện Hoài Ân, chưa hết bàng hoàng về những thảm cảnh heo chết hàng loạt ở miền đất trung du này thì lại nhận được cuộc điện thoại “nóng” của ông Khổng Vĩnh Thiên- Chủ nhiệm HTXNN Bình Phú 2, xã Tây Xuân (Tây Sơn), 1 miền đất trung du khác. Ông Thiên thảng thốt: “Nhiều trang trại nuôi heo ở quê tôi đang đổ sụp, heo chết không kịp điều trị, lớp chôn lớp cho cũng không kịp”. Tôi lại dong xe máy vượt hơn 130 km ngược về Tây Sơn.

Ở huyện Tây Sơn có 6 trang trại nuôi heo thì tại thôn Phú Hòa, xã Tây Xuân đã chiếm đến 4. Mỗi trang trại nuôi từ 100 đến 300 con heo, đó là chưa nói đến những hộ nuôi nhỏ lẻ. Thôn Phú Hòa có 84 hộ dân thì đã có đến 76 hộ nuôi heo, hộ nuôi ít dăm bảy con, hộ nuôi nhiều thì vài chục. Đây là địa phương có phong trào nuôi heo khá mạnh từ hàng chục năm nay.

Cách đây chưa lâu, tôi có dịp về thăm các mô hình trang trại nuôi heo ở thôn Phú Hòa. Mới đến đầu làng tôi đã nghe tiếng heo kêu la đòi ăn bữa sáng vang trời. Vậy mà bây giờ, đang là giờ ăn của heo nhưng quá tĩnh lặng. Ông Khổng Vĩnh Thiên-Chủ nhiệm HTXNN Bình Phú 2-thở dài: “Còn heo đâu nữa mà kêu. Chỉ riêng trang trại của tôi đã đi đứt hơn 100 con cả heo nái lẫn heo thịt mặc dù tôi đã tích cực chữa chạy tốn đến gần 15 triệu đồng tiền thuốc thú y”.

Trang trại của ông Thiên có tất cả 117 con heo, trong đó có 19 heo nái, số còn lại là heo thịt đã đạt trọng lượng từ 30-50kg/con. Lũ heo đang bình an vô sự thì vào ngày 1/9, 1 con heo thịt lâm bệnh, sau đó lây nhanh qua đàn nái đều đang mang thai sắp đẻ. Toàn bộ lũ heo con chưa kịp ra đời đã chết trong bụng mẹ, sau đó 17 con heo nái cũng chết theo. Tiếp tục lũ heo thịt cũng bị lây bệnh, chết như ngả rạ. Chưa được 10 ngày mà dịch bệnh đã cướp đi của ông Thiên tròn trèm 100 con heo. Hiện trong trang trại mênh mông của ông Thiên chỉ còn 2 con nái, 15 heo thịt và vài con heo con nhưng hầu hết cũng đang nằm liệt.

Chi cục Thú y tỉnh Bình Định vừa phối hợp với các địa phương trong tỉnh đồng loạt ra quân tiêm phòng vacxin cúm gia cầm đợt 2, năm 2010 trên địa bàn toàn tỉnh. Đợt này diễn ra từ ngày 10/9 đến 25/9, dự kiến có 5 triệu con gia cầm được tiêm phòng. Được biết, để triển khai công tác tiêm phòng đạt kết quả tốt, Bộ NN-PTNT đã hỗ trợ tỉnh 7 triệu liều vacxin.

N. Hân

Ông Thiên cho biết: “Trang trại nuôi heo của tôi là 1 trong 4 trang trại ở thôn Phú Hòa được hình thành từ dự án trang trại cấp 2 của tỉnh vào năm 2000. Hiện trang trại nào cũng còn nợ Qũy Đầu tư tỉnh Bình Định vài trăm triệu đồng. Bây giờ trắng tay, cầm cố cả căn nhà đang ở cũng không đủ trả nợ”. Toàn bộ số heo trong trang trại trị giá hàng trăm triệu đồng mà ông Thiên chỉ bán được những con heo chưa kịp chết thu cỡ 10 triệu đồng. “Heo thịt 80kg mà chỉ bán được có 250.000đ/con mà còn phải năn nỉ họ mới mua. Các lái heo rong bây giờ tinh quái lắm, heo còn khỏe kêu mấy họ cũng không mua, đợi đến khi heo ngã bệnh mới đến mua giá bèo”.

Phía trong trang trại của ông Thiên là trang trại của ông Trần Dũng có quy mô lớn gấp 3 trang trại của ông Thiên với 3 dãy chuồng dài hút mắt. Quy mô càng lớn thì bây giờ càng thê thảm. Trước khi xảy ra dịch bệnh, trang trại của ông Dũng có đến 300 con heo, trong đó có 30 heo nái, 2 heo hậu bị, 2 heo đực giống, còn lại là heo thịt và heo con. Thế mà bây giờ trong các dãy chuồng chỉ còn dăm con heo nái đang nằm dài, trong đàn heo thịt có con mình mẩy đã bị xuất huyết đỏ bừng, tai đỏ tím và khoảng chục heo con đứng không còn vững. Ông Dũng nói như khóc: “10 ngày nay tôi đã chôn và vứt xuống sông cả 100 con heo. Bây giờ nhìn cơ ngơi gần tỉ bạc chỉ còn mấy con heo sắp chết muốn chảy nước mắt”.

Chữa rõ vì sao chết?

“Chiều ngày 9/9, Chi cục Thú y tỉnh có cuộc họp với bà con chăn nuôi tại Trạm Thú y huyện. Khi những chủ trang trại có heo chết nhiều chất vấn ông Nguyễn Văn Quốc-Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh về nguyên nhân dẫn đến tử vong trên đàn heo, ông Quốc chỉ nói gọn rằng “Chưa biết nguyên nhân”. Bà con bất mãn quá bỏ cuộc họp đi về trong thất vọng”- ông Khổng Vĩnh Thiên-Chủ nhiệm HTNN Bình Phú 2
Đi dọc các dãy chuồng, nơi nào tôi cũng thấy những chai lọ, bì thuốc thú y bỏ đầy trong các thùng các tông nhỏ. Ông Dũng nói: "Chỉ mới 10 ngày mà tôi đã tốn đến 30 triệu đồng tiền thuốc chữa trị cho chúng nhưng bất lực. Chúng tôi đã nuôi heo trang trại, vốn liếng bỏ ra rất nhiều nên để an toàn cho đàn heo chúng tôi phải biết lo tiêm phòng khép kín những căn bệnh cơ bản của heo như dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng. Bây giờ heo chết hàng loạt, cán bộ thú y “đổ” do bệnh dịch tả. Trong khi hiện tượng dẫn đến cái chết của lũ heo không giống như bệnh dịch tả đã từng xảy ra trước đây mà chúng thở rất mệt, đỏ mình, đỏ tai, bỏ ăn và trước khi chết con nào cũng giãy đành đạch. Vả lại, chúng tôi vừa tiêm phòng dịch tả xong, chẳng lẽ vacxin dịch tả được mua của Trạm Thú y huyện là thuốc giả hay sao mà không công hiệu, để bây giờ heo chết hàng loạt? Chúng tôi mong ngành chức năng nhanh chóng vào cuộc, xác định rõ căn bệnh dẫn đến heo chết”.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm