| Hotline: 0983.970.780

Bộ tộc nơi phụ nữ có quyền chọn bao nhiêu đàn ông tùy thích

Thứ Sáu 25/08/2017 , 06:25 (GMT+7)

Trong một thung lũng biên giới giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên của Trung Quốc, có một xã hội nơi phụ nữ hoàn toàn làm chủ, từ điển của dân tộc này không có hai từ “cha” và “chồng”.

15-18-11_nh1
Những phụ nữ xinh đẹp người Ma Thoa

Nhiếp ảnh gia người Italia Locatelli gọi hồ Lô Cô là một thiên đường, nơi còn được coi là “Vương quốc của phụ nữ” tại Trung Quốc. Khoảng 40.000 người tộc Ma Thoa (Mosuo) sống trong các ngôi làng ven hồ.
 

Phụ nữ kiểm soát

Phụ nữ nơi này là những người đưa ra các quyết định quan trọng nhất. Họ kiểm soát tài chính gia đình, có quyền sở hữu với đất đai, nhà cửa, toàn quyền sinh con và nuôi nấng

Phong tục nổi bật của người Ma Thoa là “đám cưới đi bộ”. Bắt đầu từ tuổi 13, khi mới dậy thì, phụ nữ Ma Thoa có thể chọn tình nhân là đàn ông trong bộ tộc. Họ có thể có vài tình nhân trong cuộc đời.

Công việc hàng ngày của đàn ông Ma Thoa là đánh bắt cá và chăn nuôi, đến nhà phụ nữ lúc tối, thường là bí mật. Kết quả của những cuộc tình một đêm là những đứa trẻ, được gia đình người phụ nữ nuôi lớn. Cha của những người đàn ông trưởng thành được gọi là “bác”, hoàn toàn không có sự kỳ thị về việc không ai biết cha của đứa trẻ là ai.

Tuy nhiên, làn sóng du lịch đã dần phá hỏng giá trị truyền thống ở Ma Thoa. Chính quyền Trung Quốc lắp đặt cổng thu phí ở đường vào hồ Lô Cô, với giá 5 USD cho mỗi khách du lịch.

Các du khách tò mò bị hút đến nơi này bởi lời giới thiệu về việc phụ nữ Ma Thoa hoàn toàn “cho không”. Các khách sạn, nhà hàng, sòng bạc, quán karaoke mọc lên như nấm, trong khi các cô gái điếm tràn sang từ Thái Lan, mặc đồ dân tộc Ma Thoa để tiếp khách.

Nhiếp ảnh gia Locatelli cho biết ngôi làng phía ngoài của hồ Lô Cô đã biến thành nơi bị thương mại hóa nặng nề. Các làng nằm phía sâu trong hồ, hiện còn giữ được những truyền thống hơn 2.000 năm qua.

“Cuộc sống của họ đang thay đổi một cách chậm chạp, song họ có sự tự hào về truyền thống của mình. Đàn ông và phụ nữ khá bình đẳng, phụ nữ chỉ có nhiều trách nhiệm hơn đàn ông một chút mà thôi”, Locatelli cho biết.
 

Thế giới nữ quyền

Luật sư người Singapore Choo Waihong tới du lịch hồ Lô Cô, kể lại rằng cô gần như không tin nổi khi thấy cảnh người bà ngồi ở trung tâm bàn ăn, các con trai và con gái ngồi xung quanh, cạnh nữ là cháu chắt. Đàn ông tộc Ma Thoa có rất ít vai trò, chủ yếu là cung cấp tinh trùng cho phụ nữ thụ thai. Đàn ông cũng ít tham gia vào việc nuôi dạy trẻ.

“Tôi lớn lên trong một thế giới nơi ông chủ là những người đàn ông. Nhưng xã hội ở Mosuo thật khác. Nó là nguồn cảm hứng cho những người phụ nữ như tôi”, Choo nói.

Tộc Ma Thoa theo Phật giáo Tây Tạng. Luật sư Choo mô tả phụ nữ ở đây được đối xử bình đẳng, nếu không muốn nói là được ưu tiên hơn so với nam giới. Họ được quyền có bao nhiêu đối tác tình dục tùy thích, miễn cảm thấy hài lòng. Các gia đình đều có truyền thống nuôi dạy trẻ em và chăm sóc cho người già.

Theo quan điểm của bên ngoài, đặc biệt là ở Đại lục, Ma Thoa bị lên án như là một xã hội của các bà mẹ độc thân. “Trẻ em được sinh ra ngoài hôn nhân vẫn bị coi là điều bất thường ở Trung Quốc. Nhưng người Ma Thoa không thấy vấn đề gì với việc này. Với họ, hôn nhân là khái niệm không thể tưởng tượng được”, Choo nói.

15-18-11_nh2
Những phụ nữ xinh đẹp người Ma Thoa

Cô cho biết những người Ma Thoa nói với cô rằng một đứa trẻ “không có cha” đơn giản vì xã hội này không để tâm tới người cha, và trong vốn từ vựng cũng không có từ “cha”. Người Ma Thoa coi gia đình tồn tại theo một cách khác.
 

Tình một đêm

Đàn ông Ma Thoa khi đến nhà phụ nữ để quan hệ thường treo một chiếc mũ ngoài cửa, dấu hiệu để những người đàn ông khác đừng tới làm phiền. Họ được phụ nữ gọi là “axia”, có thể là tình một đêm, tình trong một khoảng thời gian, có thể kết thúc trong thời kỳ mang thai. Song có điều chắc chắn là các cặp tình nhân sẽ không sống với nhau cả đời.

“Đối với phụ nữ Ma Thoa, các axia là chủ đề bàn luận vui vẻ ngoài những khó khăn của cuộc sống, và là nguồn cung cấp tinh trùng”, Choo nói.

Theo Chuan-Kang Shih, giáo sư nhân học nghiên cứu về người Ma Thoa tại Đại học Florida, Mỹ, hệ thống cấu trúc xã hội của dân tộc này được củng cố bởi niềm tin cơ bản rằng phụ nữ có khả năng hơn nam giới, tinh thần và thậm chí cả thể chất. Người Ma Thoa cũng tin rằng mọi thứ mọi giá trị trên thế giới đến từ phụ nữ, không phải đàn ông. Tất cả vị thần nam giới là thứ yếu so với thần nữ giới.

Đàn ông trong gia đình Ma Thoa có trách nhiệm thực hiện các quyết định của “cụ bà tộc trưởng” và chăm sóc các cháu trong dòng họ.

Tuy nhiên, nét văn hóa riêng biệt của người Ma Thoa đang dần mất đi với việc nhiều người trẻ bắt đầu ra thành phố lớn mưu sinh. Họ tiếp thu văn hóa đô thị và nghĩ nhiều đến đám cưới chính thức, chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Chính quyền Trung Quốc từng cố tác động vào Ma Thoa từ năm 1995 với yêu cầu thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, buộc họ sống chung một mái nhà. Tuy nhiên, khi Cách mạng Văn hóa kết thúc vào năm 1976, chính quyền bắt đầu rút khỏi cuộc sống của người Ma Thoa.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm