| Hotline: 0983.970.780

Bón NPK Ninh Bình nâng năng suất lúa của Hưng Yên

Thứ Sáu 28/07/2017 , 08:20 (GMT+7)

Thấm thía câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, Cty cổ phần Phân lân Ninh Bình (NIFERCO) đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu, đa dạng hóa sản phẩm phân bón cho lúa, giúp đem lại năng suất cao.

npkbonlu0941506
Nông dân Hưng Yên chăm bón lúa mùa

Ở miền Bắc, nông dân thâm canh lúa chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Hồng, tập trung vào 2 vụ chính là vụ xuân và vụ mùa. Hiện nay lúa mùa đang bước vào giai đoạn bón thúc. Nắm chắc điều kiện mùa vụ, khí hậu, thổ nhưỡng, công ty cung ứng cho nông dân những loại phân bón phù hợp, nhất là phân bón đa dinh dưỡng, phân hỗn hợp NPK Ninh Bình, ngoài thành phần chính đạm, lân, kali còn bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho cây lúa.

Hưng Yên là một trong những tỉnh có lượng tiêu thụ phân bón NPK Ninh Bình khá lớn, khảo sát tại một số địa phương trong tỉnh cho thấy sản phẩm của Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình đã khẳng định được chỗ đứng, niềm tin với người nông dân.

Ông Nguyễn Xuân Lợi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi cho biết, từ năm 2003, thông qua hệ thống hội nông dân, công ty đã đưa các sản phẩm phân bón đến với bà con nông dân trong xã. Đến năm 2005 thực hiện phương thức cung ứng trả chậm, cao điểm là từ năm 2008 - 2010, lượng tiêu thụ phân bón của công ty tại địa phương khá mạnh. 5 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm nông dân trong xã tiêu thụ khoảng 190 tấn phân bón Ninh Bình. Điều đó đã nói lên niềm tin của nông dân với các sản phẩm của công ty.

Hiện nay nông dân địa phương đang bắt đầu bón thúc cho lúa với các sản phẩm: NPK17.5.16.1 (dạng trộn 3 màu), dùng cho đất chua, trũng và các sản phẩm dạng vê viên 1 màu (NPK12.2.10+TE; NPK11.2.11+TE và NPK16.16.8+TE) dành cho đất vàn, vàn cao...

Ngoài đa lượng, phân bón NPK Ninh Bình còn cung cấp cho đất các yếu tố trung, vi lượng, có tác dụng điều chỉnh sự phát triển cân đối của cây lúa, chịu hạn tốt, hạn chế nhiễm sâu bệnh; so với bón đơn, sử dụng phân bón hỗn hợp giảm ngày công lao động, năng suất lúa tăng 10 - 15%.

Còn ông Đặng Văn Phong, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phan Đình Phùng (huyện Mỹ Hào) cho biết: "Từ năm 2007 đến nay, mỗi năm nông dân trong xã tiêu thụ khoảng 150 tấn phân bón của công ty, ban đầu còn e ngại nên cán bộ, hội viên nông dân thử nghiệm trước với khoảng 50 tấn, sau thấy hiệu quả, nông dân tin dùng, sản lượng tiêu thụ tăng dần qua từng năm; 2 năm trở lại đây tại địa phương đang sử dụng phân bón NPK dạng vê viên 1 màu của công ty để bón thúc cho lúa, giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, tăng năng suất cho nông dân".

Nhiều cán bộ, hội viên, nông dân có nhận xét tốt về sản phẩm phân bón của Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình, như: Sản phẩm phù hợp với đồng đất địa phương, giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, tác dụng tốt với cây trồng, đem lại hiệu quả, năng suất cao; Phương thức cung ứng linh hoạt, kịp thời giúp cho nông dân tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trôi nổi trên thị trừng, bảo vệ năng suất, sản lượng, đem lại giá trị thu nhập cho người dân.

Cùng với đó, sản phẩm của công ty đa dạng, phù hợp với nhiều loại cây trồng, không chỉ riêng cây lúa, ngày càng dễ sử dụng; nông dân được công ty hướng dẫn tận tình nên làm chủ được kỹ thuật, sử dụng sản phẩm đúng các, đem lại hiệu quả cao... Điều đó tiếp tục khẳng định chỗ đứng của các sản phẩm của Công ty cổ phần Phân lân Ninh Bình đối với người nông dân, là động lực để công ty tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu để làm ra các sản phẩm hữu hiệu hơn nữa, hướng đến lợi ích của người nông dân và của công ty, đồng hành cùng phát triển.

Bà Bùi Thị Mau ở thôn Cù Tu (xã Xuân Trúc) bộc bạch: “Gia đình tôi đang chuẩn bị bón thúc cho hơn 1 mẫu lúa mùa. Từ năm 2003 gia đình tôi đã tin dùng sản phẩm phân bón của Ninh Bình, vì sản phẩm của công ty có tác dụng khử chua tốt, phù hợp với chân ruộng trũng, vàn trũng ở địa phương. Hơn nữa, sản phẩm của công ty lại đa dạng, càng ngày càng dễ sử dụng. Cán bộ kỹ thuật của công ty luôn kịp thời hỗ trợ kỹ thuật để nông dân sử dụng phân bón hiệu quả. Chả thế mà thôn tôi có 150 hộ nông dân thì đến 70% trong số đó sử dụng phân bón NPK Ninh Bình cho lúa”.

 

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm