| Hotline: 0983.970.780

Bùng phát sâu cuốn lá nhỏ trên lúa mùa muộn

Thứ Ba 11/10/2016 , 08:32 (GMT+7)

Nhiều diện tích lúa mùa muộn ở Nghệ An đang nhiễm sâu cuốn lá nhỏ. Do công tác phun trừ gặp điều kiện thời tiết bất thuận, diện tích nhiễm nặng đến thời điểm này tăng lên đáng kể, mức độ gây hại cao.


Cả 5 sào lúa của gia đình bà Nguyễn Thị Hồng đều nhiễm sâu cuốn lá nhỏ
 

Theo báo cáo của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Nghi Lộc, trên địa bàn có 456ha lúa mùa muộn bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ. Trong đó có 47ha nhiễm nặng, 133ha nhiễm trung bình và 276ha nhiễm nhẹ.

Vụ mùa năm nay, bà Trần Thị Bình ở xóm 9, xã Nghi Thạch (Nghi Lộc) gieo cấy 3 sào lúa Thiên ưu 8. Cách đây chừng 10 ngày, lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ. Bà đã mua thuốc về phun đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và khuyến cáo của ngành nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, phun xong gặp mưa triền miên nên đến nay cả 3 sào đều bị nhiễm nặng, tốc độ gây hại nhanh chóng mặt.

“Vụ mùa năm trước cũng bị sâu cuốn lá nhỏ tấn công nhưng thời tiết thuận lợi nên phòng trừ hiệu quả và vẫn được mùa. Nhưng năm nay, không hiểu có thêm đối tượng phá hoại nào nữa không mà lúa bị cháy khô, lá bị mủn ra, thân vàng rũ, không sao phục hồi được. Đến thời điểm này, lúa mùa cả làng, cả xã đều bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ với mức độ gây hại nặng, có nguy cơ mất trắng vụ mùa!", bà Bình cho biết.

07-51-46_cy-lu-chy-kho-su-non-xut-hien-voi-mt-do-dy-dc
Cây lúa chết khô, sâu non xuất hiện với mật độ dày đặc
 

Tình trạng này đang diễn ra ở hầu hết các xã nằm ở phía đông huyện Nghi Lộc như Nghi Thái, Nghi Phong, Nghi Thịnh, Nghi Trường, Nghi Long và một số xã của thành phố Vinh. Hầu hết các cánh đồng lúa mùa muộn của các địa phương này hiện đang bị sâu cuốn lá nhỏ tấn công, gây hại nghiêm trọng. Đặc biệt, tại những cánh đồng thấp trũng vừa bị sâu cuốn lá phá hại vừa bị ngập úng, cây lúa xơ xác, rễ kém phát triển, thân đã vàng úa, mật độ sâu non tuổi 1 - 2 trên cây lúa tương đối cao.

Bà Nguyễn Thị Hồng ở xóm 12, xã Nghi Ân (TP Vinh) xót xa: “Cả 5 sào lúa nhà tôi đều nhiễm nặng sâu cuốn lá nhỏ. Sau ngập úng lại đến lượt sâu cuốn lá, những cánh đồng của xã này gần như không thể gượng dậy được nữa. Không còn màu xanh, chỉ thấy xác xơ, trắng cả những cánh đồng…”.

Ngoài diện tích lúa mùa bị ngập, sâu cuốn lá nhỏ tấn công có nguy cơ thất thu, diện tích cây trồng vụ đông của Nghi Lộc hiện cũng sống dở, chết dở. Ông Nguyễn Xuân Quang, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nghi Lộc cho biết: “Nông dân đang tập trung ra đồng chăm bón 1.000ha ngô, 500ha lạc đã gieo trồng. Sau những trận mưa lớn vừa qua, cây trồng bị ngâm nước lâu ngày, bó rễ, xuất hiện nhiều bệnh rất khó xử lý. Bệnh lỡ cổ rễ, bệnh thối gốc mốc đen và thối gốc mốc trắng đã phát sinh phát triển gây hại trên trà lạc đông với tỉ lệ 1 - 2% cao 3 - 5% cây bị hại”.

07-51-46_re-lu-kem-pht-trien-vng-u-su-khi-bi-ngp-ung
Rễ lúa kém phát triển, vàng úa sau khi bị ngập nước
 

Theo báo cáo của Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Nghi Lộc, hiện tại ngoài đồng ruộng trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 đã vũ hóa rộ với mật độ phổ biến từ 5 - 7 con/m 2 cao 10 - 20 con/m 2 . Dự báo sâu non tuổi 1 - 2 lứa 7 sẽ rộ có khả năng sẽ phát sinh với mật độ cao, gây hại nặng trên trà lúa mùa muộn thời kỳ cuối đẻ - làm đòng, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa.

Trước tình hình trên, Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Nghi Lộc đã hướng dẫn bà con nông dân sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu có hoạt chất Indoxacarb (Ammate 150SC, Clever 300WG, Obaone 95WG,…), Chlorantraniliprole (Voliam targo 063SC, Virtako 40WG,…) phun theo liều lượng khuyến cáo, chỉ phòng trừ trên những diện tích có mật độ sâu từ 30 con/m2 trở lên đối với lúa ở thời kỳ làm đòng. Tuy nhiên, sâu cuốn lá nhỏ vẫn phát triển mạnh và gây hại trên diện rộng.

07-51-46_su-cuon-l-nho-pht-sinh-gy-hi-tren-dien-rong-ti-nghi-loc-v-tp-vinh
Sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại trên diện rộng tại Nghi Lộc và TP Vinh
 

Về nguyên nhân khiến sâu cuốn lá nhỏ lan rộng, gây hại nghiêm trọng, theo bà Đặng Thị Hải, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Nghi Lộc, ngoài yếu tố thời tiết, một phần còn do tâm lý chủ quan của nông dân.

“Có thể thấy, diện tích lúa mùa muộn bị nhiễm sâu cuốn lá tập trung ở những xã phía đông huyện Nghi Lộc. Đa phần là các địa phương trồng lúa trên đất màu, những vùng không sản xuất được gì ngoài lúa. Với vụ mùa, nông dân những vùng này không thực sự chú trọng, tâm lý được chăng hay chớ. Chúng tôi đã có thông báo về các xã, khuyến cáo bà con sử dụng một số loại thuốc để phun trừ nhưng nhiều hộ vẫn không hưởng ứng”, bà Hải cho biết.

 

Xem thêm
Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Cây na sống khỏe trên núi đá nhờ tưới tự động

Thái Nguyên Địa hình núi đá ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc, tưới nước, bón phân cho cây trồng. Phương án khắc phục trở ngại đó chính là hệ thống tưới tự động.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.