| Hotline: 0983.970.780

Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum

Thứ Sáu 11/04/2025 , 14:21 (GMT+7)

Anh Nguyễn Văn Bình (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) phát triển kinh tế hiệu quả nhờ tiên phong đưa mô hình nuôi hươu sao về vùng cao để lập nghiệp.

Anh Bình được xem là người tiên phong đưa mô hình nuôi hươu sao về huyện Kon Rẫy. Ảnh: Tuấn Anh,

Anh Bình được xem là người tiên phong đưa mô hình nuôi hươu sao về huyện Kon Rẫy. Ảnh: Tuấn Anh,

Y tưởng về mô hình nuôi hươu sao đã được anh Bình nhen nhóm từ hơn 10 năm về trước. Khi đó, anh Bình suy nghĩ, nếu chỉ đơn thuần nuôi các con vật truyền thống như heo, bò… rất bấp bênh và thu nhập không đủ sống. 

Sau đó, anh Bình lên mạng tìm tòi về các mô hình chăn nuôi cho thu nhập cao vô tình thấy nuôi hươu sao rất thành công ở vùng đất Hà Tĩnh. Không chần chừ, anh Bình quyết định về Hà Tĩnh để tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi hươu, quy trình chăm sóc, cách thu hoạch nhung… Sau nhiều ngày ăn nằm ở vùng đất Hà Tĩnh, anh Bình đã bị chinh phục bởi mô hình nuôi hươu sao, để từ đó quyết tâm theo đuổi.

Năm 2021, sau khi bán miếng đất của gia đình, anh Bình đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 25 con hươu sao cả đực và cái về nuôi với tổng kinh phí hơn 800 triệu đồng. Anh Bình cho biết, hươu sao rất dễ nuôi và gần như gia đình không gặp khó khăn về khâu chăm sóc.

“Hươu sao là loài vật có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh. Đặc biệt, chăm sóc hươu sao ít tốn chi phí đầu tư do nguồn thức ăn chủ yếu ở ngoài tự nhiên như cỏ voi, ngô, đậu, các phế phẩm nông nghiệp… nên gia đình bỏ công sức là chính”, anh Bình chia sẻ.

Nuôi hươu sao dễ, ít bệnh, nguồn thức ăn chủ yếu ngoài tự nhiên. Ảnh: Tuấn Anh.

Nuôi hươu sao dễ, ít bệnh, nguồn thức ăn chủ yếu ngoài tự nhiên. Ảnh: Tuấn Anh.

Theo anh Bình, một con hươu đực nuôi từ 9-10 tháng sẽ bắt đầu ra nhung, một lần thu hoạch khoảng 1 kg nhung, giá trung bình từ 18 - 20 triệu đồng/kg. Trong khi đó, con hươu cái sau 2 năm tuổi bắt đầu sinh sản, mỗi năm khoảng 1 lứa, cặp hươu giống trên 6 tháng tuổi trở lên có giá trên 40 triệu đồng.

“Lứa đầu tiên, gia đình bán được hơn 300 triệu tiền hươu giống và gần 200 triệu tiền nhung hươu. Sau hơn 1 năm, gia đình đã thu hồi vốn và tiếp tục mở rộng mô hình nhằm tăng thêm thu nhập. Hiện, đàn hươu sao của gia đình hiện có khoảng 25 con cái và 15 con đực, trừ hết chi phí đầu tư, lợi nhuận thu về khoảng gần 600 triệu đồng", anh Bình chia sẻ.

Anh Bình cho biết thêm, hươu sao tại thị trường Kon Tum vẫn chưa có đầu ra ổn định, gia đình kinh doanh vẫn theo kiểu tự phát. Tuy nhiên, may mắn cho gia đình sau khi hươu sao được đăng bán trên mạng và đưa về Hà Nội, Vĩnh Phúc cho người thân sử dụng, nhiều người đã biết đến chất lượng sản phẩm nên đã đặt mua ngày càng nhiều hơn.

Hươu sao hiện mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Hươu sao hiện mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân Kon Tum. Ảnh: Tuấn Anh.

Để mong muốn trở thành hiện thực, anh Bình cho biết, gia đình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi hươu sao, cung cấp giống cũng như hỗ trợ thị trường đầu ra cho người dân. Có như vậy, nghề nuôi hươu sao mới thực sự phát triển mạnh mẽ tại Kon Tum và được nhiều người biết đến.

Ông Nguyễn Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Rẫy cho hay, anh Bình được xem là người tiên phong nuôi hươu sao trên huyện Kon Rẫy và mang lại hiệu quả. Từ mô hình nuôi hươu sao của anh Bình, đã có hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Đăk Tơ Lung đưa về đầu tư nhân rộng và rất thành công.

“Qua rà soát trên địa bàn, huyện đã đánh giá và xác định được một số mô hình phát triển nông nghiệp mang lại hiệu quả, trong đó có nghề nuôi hươu sao. Chính vì vậy, UBND huyện đã chỉ đạo các ban, ngành cùng các địa phương tổ chức thực hiện nhân rộng các mô hình này để tạo tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn”, ông Thủy thông tin.

“Mình mong muốn nhiều hộ dân trong vùng cùng liên kết nuôi hươu sao. Khi đó, nguồn nhung hươu sẽ nhiều hơn, mình sẽ thu mua lại cho người dân để cung cấp cho các công ty dược vốn đang rất thiếu nguồn nguyên liệu về loại mặt hàng này”, anh Nguyễn Văn Bình tâm sự.

Xem thêm
15 năm phát triển chương trình đào tạo ngành thú y theo chuẩn quốc tế

TPHCM Chiều 12/4, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức kỷ niệm 15 năm chương trình đào tạo tiên tiến ngành thú y - chương trình duy nhất đào tạo thú y bằng tiếng Anh.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.