| Hotline: 0983.970.780

VQG Cúc Phương giải cứu nhiều động vật hoang dã quý hiếm từ Đà Nẵng

Thứ Sáu 11/04/2025 , 14:28 (GMT+7)

Sáng 11/4, Vườn Quốc gia Cúc Phương tiếp nhận 18 cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm từ thành phố Đà Nẵng.

Lực lượng chức năng làm công tác tiếp nhận, bàn giao động vật hoang dã. Ảnh: Phú Cường.

Lực lượng chức năng làm công tác tiếp nhận, bàn giao động vật hoang dã. Ảnh: Phú Cường.

Sáng 11/4 được sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng, Đội cứu hộ của Vườn quốc gia Cúc Phương đã đưa 18 cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm từ quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng về Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật của Vườn quốc gia Cúc Phương an toàn.

Theo đó, 18 cá thể động vật rừng nói trên bao gồm: 12 cá thể Nai (Rusa unicolor), 2 cá thể Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), 3 cá thể Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) và 1 cá thể Trăn đất (Python molurus).

Ông Lê Mạnh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng nói: "18 cá thể động vật hoang dã này được UBND huyện Thanh Khê chuyển giao. Chúng tôi lựa chọn và gửi gắm Vườn quốc gia Cúc Phương vì mục tiêu chia sẻ, bổ sung nguồn gen, góp phần chuẩn bị những cá thể động vật hoang dã khỏe mạnh nhất, phục vụ cho định hướng tái hoang dã một số loài nguy cấp, quý hiếm, đang bị đe dọa tuyệt chủng ngoài tự nhiên".

Các động vật hoang dã được đưa về Vườn Quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Phú Cường.

Các động vật hoang dã được đưa về Vườn Quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Phú Cường.

Ông Lê Phương Triều, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương cho rằng, hiện nay có nhiều đơn vị, cá nhân chuyển giao động vật rừng quý hiếm về Trung tâm Cứu hộ bảo tồn của Cúc Phương nói riêng và các cơ sở bảo tồn trên toàn quốc nói chung, đây là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ công tác bảo tồn loài hoang dã theo chỉ đạo của Chính phủ được lan tỏa rộng rãi, cộng đồng quan tâm, hưởng ứng.

Theo ông Triều, việc chuyển giao động vật về các cơ sở có đủ điều kiện chăm sóc, bảo tồn là hành động không chỉ thể hiện trách nhiệm trong công tác bảo tồn mà còn có ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Qua đó mang đến cơ hội trở về môi trường tự nhiên cho nhiều cá thể động vật hoang dã.

Vườn quốc gia Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, nơi được biết đến với danh xưng “Thủ đô bảo tồn” của Việt Nam, hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo tồn hàng nghìn cá thể của nhiều loài động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm.

Các Chương trình bảo tồn tại Cúc Phương đều mang tầm khu vực và thế giới, một số có thể kể đến hư Chương trình bảo tồn linh trưởng nguy cấp, quý hiếm; Chương trình bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt hay Chương trình bảo tồn các loài thú ăn thịt và tê tê….

Với khu bảo tồn ngoại vi có diện tích gần 200ha, hy vọng đây sẽ là ngôi nhà lý tưởng để giúp cứu hộ, phục hồi sức khỏa, nuôi dưỡng và chăm sóc bảo tồn mang lại cơ hội “Hồi sinh” cho nhiều cá thể động vật hoang dã.

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

15 năm phát triển chương trình đào tạo ngành thú y theo chuẩn quốc tế

TPHCM Chiều 12/4, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức kỷ niệm 15 năm chương trình đào tạo tiên tiến ngành thú y - chương trình duy nhất đào tạo thú y bằng tiếng Anh.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.