| Hotline: 0983.970.780

Cảm phục nữ ngư phủ không chân mưu sinh trên phá Tam Giang

Thứ Ba 09/01/2018 , 09:45 (GMT+7)

Gần 30 năm nay cái hệ phá Tam Giang này đã chứng kiến một cuộc mưu sinh đầy nghị lực của một nữ phu tật nguyền. Đêm nào cũng vậy, một mình chị khắc khoải từng mái chèo, vật lộn với sông nước để mưu sinh.

Nửa đời chống chèo nơi sóng nước Tam Giang

Đó là người phụ nữ kiên cường với cuộc sống ở khu tái định cư Thủy Diện (xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế). Chị là Phạm Thị Thuận (51 tuổi) kiên cường, và đầy nghị lực đã làm rất nhiều người trong khu tái định cư phải kính nể.

Gần 30 năm qua, chị Thuận vừa chèo vừa chống một mình mưu sinh.

Lúc sinh ra thân thể chị đã bị khiếm khuyết. Chân phải bị cụt bàn chân, chân trái teo tóp, tay trái chỉ có 3 ngón dính liền nhau, 5 ngón tay phải cong queo... Nhìn thân hình ấy, chẳng ai có thể tin rằng gần 30 năm qua chị vẫn kiên trì vật lộn với sóng nước Tam Giang để kiếm cá tôm đặng nuôi mẹ già.

Hành trang cho công cuộc mưu sinh ấy là một bình điện, vợt xúc cá, đèn pin, một chiếc chăn cộng với thân thể tật nguyền của chị. Chị vận hết sức mình vào cánh tay khuyết tật mới chèo được chiếc thuyền ra khỏi bến cá. Cứ vài nhịp, chị dừng lại rồi cầm vợt quét một vòng dưới lòng nước để xúc cá.

Công việc chị Thuận cứ lặp đi lặp lại chậm rãi khó nhọc, nặng nề suốt đêm. Lúc nào mệt quá thì mới neo thuyền lại, nằm xuống lòng thuyền lẫn cá và nước, rồi đắp tấm chăn mỏng để ngủ lấy sức. Mưu sinh về đêm đối với một người bình thường khỏe mạnh đã khó khăn. Thế nhưng, với chị vẫn bình thường.

12-03-31_2
Chị lội qua đống rác mới lên được thuyền
Thấy người ta đi biển, đi làm có cặp có đôi, đằng này lủi thủi một mình nên chị cũng tủi phận. Mặt trời lên bằng con sào cũng là lúc chị tất tả dọn đồ đạc và “chiến lợi phẩm” ra về. Cả đêm mệt nhọc, thành quả là 2- 3kg cá. Chị cười: “Chừng ni cá đủ hai mẹ con tui ăn cả ngày rồi. Cái nghề ni lúc có thì được vài ba chục ngàn, có lúc không có con cá nào mà ăn vì gặp những đêm trăng sáng, trời mưa”.

Chị bảo rằng, gần 30 năm làm nghề này, chị đã có hai lần suýt bỏ mạng lại cho Hà bá. Hai cú ngã xuống nước của chị đều giống nhau. Những lần đó đều do chị cố rướn người để vớt cá mà không giữ cân bằng cho chiếc ghe nên bị lật. Nhưng may mắn là cả hai lần đó đều có những người đi làm cùng chạy đến vớt lên.
 

Mênh mang đời người

Trước kia khi chưa lên bờ sống ở khu tái định Thủy Diện, gia đình chị chen chúc sống trên một con thuyền nhỏ. Cuộc sống lênh đênh, chất chứa nhiều rủi ro trong mưa bão. Tuổi thơ của chị là những ngày tháng vô tích sự, thành người thừa, là kẻ ăn bám...

Chị chỉ biết bò lê, trượt dài trên con đò dài 10m và khóc. Thấy bạn bè cùng lứa nô đùa, háo hức đến trường, chị ganh tỵ và ao ước. Nhưng vẫn chỉ là mơ ước. Nghèo khổ và lênh đênh sông nước, nên giấc mơ con chữ của 7 chị em chị Thuận rất xa vời.

Cha qua đời sau một trận đau nặng, lần lượt 6 em lấy chồng, ra ở riêng nên cuộc sống của hai mẹ con chị ngày càng bi đát hơn. Sau cơn đại hồng thủy năm 1999, mẹ con chị được lên bờ định cư, thoát khỏi đời sông nước. Cũng chính hoàn cảnh bi đát khiến chị đổi thay thân phận. Đến hôm nay, khi ngồi tâm sự cùng với tôi, chị luôn nhắc đi nhắc lại câu nói của người hàng xóm đã giúp chị bước qua tất cả.

Lẻ loi giữa mênh mông sông nước

Một hôm, bà Nguyễn Thị Chót (69 tuổi, mẹ chị) ốm nặng, không đi đánh cá được. Chị đánh liều bò qua nhà hàng xóm mượn gạo. Người hàng xóm tốt bụng sau khi cho chị vay, thương tình nói: “Nay cũng lớn tuổi rồi, mẹ già yếu cũng có ngày nhắm mắt xuôi tay, mấy đứa em cũng nghèo, không đủ ăn. Nếu cứ ngồi một chỗ chờ mẹ nuôi thì sau ni mẹ chết đi, mần răng mà sống? Còn vận động được, con kiếm việc chi đó mà mần”.

Nghe xong, chị Thuận khóc vì thấy buồn, xấu hổ, tự ái. Câu nói của người hàng xóm khiến chị như vừa tỉnh lại sau cơn ngủ mê dài ngày. Rồi chị quyết tâm học làm một nghề tự kiếm song nuôi mình. Chị học tất các nghề mà bà con lối xóm khuyên. Nhưng vẫn không có nghề nào chịu phục tùng đôi tay tật nguyền của chị.

Sau cùng, chị quyết định tập chèo thuyền để quyết tâm đi đánh cá thay mẹ. Nhiều lần chiếc thuyền xoay như chong chóng, lật úp, may có bà con cứu chứ không thì mất mạng. Chị kể: “Lúc đầu mới bước xuống thuyền chân đau lắm, tay vụng về chèo mãi không được. Nhiều người khuyên đừng đi làm nghề cá vì giữa đêm nếu lật thuyền là chết liền. Nhưng tui phải liều mà đi làm chứ biết làm nghề chi...”.

Lúc chị Thuận ra đời, nhìn thấy thân thể của con như vậy, người mẹ đã quyết định giao con lại cho chồng để bà xuống tóc lên chùa tu. Thế nhưng, cái tình mẫu tử thiêng liêng đã không cho phép bà hành động như vậy. Bà quay trở lại cùng chồng chăm sóc con, rồi tiếp theo những năm sau đó sinh thêm 6 đứa cả trai lẫn gái...

Năm 2007, mẹ con chị được một người hảo tâm ở Hà Nội xây cho căn nhà làm chỗ trú mưa, nắng. Chị Thuận không giấu được niềm vui. Dẫu vậy, cuộc sống khó khăn vẫn bám lấy người phụ nữ kiên cường này. Mấy chục năm qua, chị đã sống mà không gục ngã.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm