| Hotline: 0983.970.780

Cầm sổ đỏ xây cầu

Thứ Ba 07/10/2014 , 09:12 (GMT+7)

Không chỉ là những nông dân SX giỏi cấp tỉnh, hai nông dân Trần Văn Bé (53 tuổi) và Trần Thanh Thiềm (40 tuổi) cùng ngụ tại ấp Cầu Lớn, xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa, Long An còn nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội.

Ở ấp Cầu Lớn, xưa nay người dân muốn đi đâu cũng chỉ biết dùng đò làm phương tiện để di chuyển. Muốn đi ra trung tâm xã, hay về các trung tâm huyện thị thì người dân phải đi đò, mất nhiều tiếng đồng hồ mới tới được nơi.

Vài năm trở lại đây, kể từ khi có những con đường đất chạy dọc theo tuyến kênh T11 thì chuyện đi lại của người dân mới thêm thuận lợi. Tuy nhiên, đó chỉ là những con đường đất được bà con trong vùng cùng nhau góp công sức đắp lên hết sức tạm bợ, mỗi khi mưa xuống thì lầy lội, không thể đi lại được.

Thấy vậy, khi chính quyền vừa ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết xây dựng NTM trong xã, thì ông Trần Văn Bé, một nông dân đạt danh hiệu SX giỏi cấp tỉnh 5 năm liền, đã đề xuất lên chính quyên địa phương xin được đứng ra vận động bà con trong ấp đóng góp tiền, vật tư, công cán để sửa sang làm lại các con đường, cũng như xây thêm các cây cầu kiên cố trong ấp.

Ngay khi được chính quyền địa phương đồng ý, ông Bé cùng với người cháu của mình là anh Trần Thanh Thiềm (40 tuổi, ngụ cùng ấp) đã không quản ngày đêm gõ cửa từng hộ dân để vận động đóng góp của cải, công sức để làm cuộc “cách mạng” về giao thông trong ấp.

Được sự đồng thuận và nhất trí cao của người dân, ông Bé lại "cậy nhờ" ông Tám trưởng ấp, đứng ra họp dân và lên phương án đóng góp cụ thể với điều kiện kinh tế của từng hộ dân, cũng như phương thức xây dựng, để từng đồng tiền đóng góp của người dân mang lại hiệu quả cao nhất.

Ông Bé cho biết: "Thú thật, để thuyết phục người dân đóng góp của cải vật chất làm đường, xây cầu không phải là chuyện đơn giản. Khi bà con đã thấy được lợi ích lớn lao của việc làm đường, xây cầu rồi thì họ tham gia nhiệt tình, hộ có tiền thì sẵng sàng góp thêm cho những hộ gặp khó khăn, còn những hộ gặp khó khăn thì lại hăng hái cử thêm lao động trong nhà đi làm đường.

Cứ như thế mà hơn 3 km đường giao thông và 2 cây câu bê tông cốt thép kiên cố trị giá gần 450 triệu đồng từ tiền bà con đóng góp đã được hoàn thành".

11-29-08_2
Ông Trần Văn Bé bên cây cầu Ngọn Lớn mà ông góp phần xây dựng

Không dừng lại ở việc huy động bà con trong vùng đóng góp, ông Bé còn chủ động liên hệ với những bà con địa phương đang làm ăn và thành đạt ở các thành phố lớn, cũng như các nhà hảo tâm từ khắp nơi xin tài trợ với số tiền lên tới gần 200 triệu đồng.

Vào những ngày này, ông Bé lại tiếp tục vận động bà con trong vùng hoàn thành cây cầu cuối cùng còn lại trong ấp. Tuy nhiên, với số tiền đầu tư dự toán lên đến 720 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí người dân đóng góp là 320 triệu đồng thì "chắc tôi đi cầm sổ đỏ một lần nữa vì công trình sắp khởi công tới nơi rồi”, ông Bé cười tươi nói.

Từ trước tới nay, các công trình làm đường, xây cầu trên địa bàn đều được triển khai theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó kinh phí của Nhà nước thường chỉ được giải ngân sau khi công trình đã hoàn thành. Vì thế, để có được 50% vốn đối ứng cho công trình thực hiện là một việc không dễ dàng gì.

Thế là sáng kiến nhờ các hộ dân cho mượn sổ đỏ đi vay ngân hàng để tạm thời làm vốn đối ứng cho công trình đã được ông Nguyễn Văn Tám, trưởng ấp Cầu Lớn, nghĩ ra.

Mang ý tưởng này ra trao đổi với ông Bé và anh Thiềm, ông Tám nhận được cái gật đầu đồng ý ngay. Thế là ngay hôm sau hai chú cháu ông Bé ra ngân hàng huyện để vay 150 triệu đồng.

Trong đó ông Bé vay 50 triệu, còn anh Thiềm vay 100 triệu, số tiền trên được dùng để kí hợp đồng với đại lí vật liệu xây dựng mua 1.500 m3 đá xanh, xi măng để làm 3km mặt đường phục vụ cho bà con đi lại.

Sau đợt đầu tiên làm đường, thấy việc mình làm mang lại hiệu quả thiết thực không ngờ nên trong lần thi công cây cầu Ngọn Lớn bắt qua con kênh T11 năm 2013, ông Bé lại tiếp tục xung phong mang sổ đỏ nhà mình ra ngân hàng để xin vay 100 triệu đồng về làm vốn xây cầu, cũng như mang tất cả các trang thiết thị, máy móc của mình ra phục vụ việc làm công trình.

Bên cạnh đó, các thành viên khác trong gia đình ông Bé cũng đứng ra lo chuyện cơm nước cho tất cả bà con vào những hôm làm đường cả ngày.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm