| Hotline: 0983.970.780

Cần cải tiến bình phun thuốc trừ sâu

Thứ Năm 28/01/2010 , 10:41 (GMT+7)

Bình phun thuốc trừ sâu là một công cụ không thể thiếu đối với nhà nông. Hầu như nhà nông nào cũng có 1-2 chiếc bình để phun thuốc cho ruộng nhà và phun thuê. Hiện nay ở ĐBSCL đang sử dụng các loại bình phun thuốc trừ sâu như sau: 

1. Bình inox:

Bình gạt, thể tích 16 l, vỏ bằng inox do Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số cơ sở trên TP.HCM sản xuất. Loại bình này đang được sử dụng khá phổ biến. Nói chung loại bình này có chất lượng tốt như phun thuốc rất “sương”, độ bền cao, mẫu mã đẹp nhưng rất nặng và giá cả khá cao.

2. Loại bình bằng mủ:

Thể tích 16 l, vỏ bằng mủ do các cơ sở trong nước sản xuất. Loại bình này cũng đang được sử dụng rộng rãi ở ĐBSCL do trọng lượng nhẹ, giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều nông dân. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng loại bình này còn nhiều nhược điểm cần khắc phục như:

- Dây đeo: Chỉ là sợi dây có bản mỏng, khi đeo bình thuốc trên vai là sợi dây xoắn lại làm đau vai người sử dụng. Nên khắc phục bằng cách lồng vào sợi dây một miếng da tại phần tiếp xúc với hai vai sẽ giúp người dân đỡ mệt hơn.

- Cần phun: Thường rất ngắn, chỉ khoảng 0,6 m, làm tốn thời gian trên đơn vị diện tích. Người mua bình thường phải bỏ cần phun này mua cần phun khác dài 1-1,2 m, làm tốn thêm tiền.

- Cần gạt: Thường làm bằng một cây sắt có chất lượng kém, chỉ một thời gian ngắn là gỉ sét. Các mối hàn trên cần gạt rất sơ sài, chỉ sau vài lần phun thuốc là bong ra. Các đinh chốt chỉ là những đoạn dây thép uốn cong không đảm bảo độ chắc.

- Các gioăng cao su ở các điểm nối giữa bình và dây dẫn thuốc, giữa dây dẫn và cần phun thuốc thường kém chất lượng nhanh lão hóa làm thuốc dễ rò rỉ ra ngoài.

- Ống bơm: Làm bằng mủ mỏng nên nhanh bị cong vênh, khi bơm ít hơi nên không tạo được áp xuất cao, dẫn đến thuốc ra không đều, nhỏ giọt. Phần giữ lá gió và ống bơm cũng bằng mủ nên nhanh bị bào mòn dẫn đến mỗi lần kéo lá gió lên làm thuốc theo ra ngoài thấm vào lưng người sử dụng gây lãng phí thuốc và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

- Khóa ở cần phun: Lò xo ở khóa này rất nhanh hư do thường xuyên tiếp xúc với thuốc, nên thay lò xo bằng loại thép không gỉ để sử dụng được lâu.

3. Loại bình mủ có cấu tạo như một ống bơm:

Loại bình này thể tích 8 lít, vỏ bình bằng mủ. Hiện còn ít người sử dụng, chủ yếu dùng để phun cho cây cảnh, vườn nhà và diện tích nhỏ. Loại bình này cũng còn nhiều tồn tại như loại bình thứ 2 nhưng còn một điều bất tiện nữa là mỗi khi bơm thuốc người sử dụng phải tháo bình bơm ra khỏi vai, đặt xuống đất mới bơm thuốc được. Nhiều khi đang phun thuốc dưới ruộng phải lội lên bờ để bơm, nếu bơm tại ruộng thì rất khó khăn do bùn lún và bùn sẽ dính vào bình gây dơ bẩn.

Trên đây là những ý kiến của người sử dụng, rất mong các nhà sản xuất quan tâm để cải tiến sản phẩm của mình nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho sản xuất nông nghiệp.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm