| Hotline: 0983.970.780

Cần coi trọng vị trí của khoa học công nghệ

Thứ Năm 21/03/2013 , 09:47 (GMT+7)

Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã tiến hành hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công nhân viên trong cơ quan góp ý vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Cùng với 102 đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã tiến hành hội nghị lấy ý kiến cán bộ, công nhân viên trong cơ quan góp ý vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Các ý kiến bày tỏ sự đồng thuận, nhất trí với nội dung trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa kế thừa được thành tựu các bản Hiến pháp trước đó, đồng thời bổ sung nhiều vấn đề quan trọng, cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế đất nước hiện nay.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh; tổ chức tinh gọn và hợp lý; tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ.

Một số ý kiến góp ý: Điều 65 “phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” là chưa đủ vì thực tiễn cho thấy các chính sách của Nhà nước, chế tài pháp luật quy định vấn đề này chưa mạnh dẫn đến quy định này chưa thực sự có hiệu quả.

 Vì thế đề nghị bổ sung theo hướng Nhà nước thúc đẩy phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu để thể hiện rõ vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực này.

Điều 67, khoản 2 cần bổ sung: Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ; bảo đảm quyền tự do nghiên cứu và sáng tạo khoa học công nghệ để thể hiện chính sách xã hội hóa khoa học công nghệ.

Một số ý kiến khác đề nghị bổ sung thêm “Nhà nước tạo điều kiện thu hút nhân tài trong các lĩnh vực khoa học công nghệ”.

Đối với khoản 3 điều 68: Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đề nghị không chỉ dừng ở xử lý nghiêm, bồi thường thiệt hại mà cần bổ sung quy định “xử lý theo quy định của pháp luật”. Vì hệ thống pháp luật hiện hành đã có các văn bản luật về bảo vệ môi trường, trong đó có chế tài xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Nghề cói Kim Sơn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1150/QĐ-BVHTTDL đưa nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.