| Hotline: 0983.970.780

Châu thổ chìm

Thứ Năm 11/02/2010 , 08:39 (GMT+7)

Có lẽ đó là lần đầu tiên Rei Okunishi, một cô gái Nhật ngồi ở vỉa hè nhìn ngắm cuộc sống Tây đô nhẹ nhàng trôi qua. Không, đó không chỉ là một cô gái Nhật mà là TS Rei Okunishi đang ngồi nhâm nhi ly cà phê Việt suy nghĩ về cách cứu vùng châu thổ này khỏi... chìm dần.

Có lẽ đó là lần đầu tiên Rei Okunishi, một cô gái Nhật ngồi ở vỉa hè nhìn ngắm cuộc sống Tây đô nhẹ nhàng trôi qua. Không, đó không chỉ là một cô gái Nhật mà là TS Rei Okunishi đang ngồi nhâm nhi ly cà phê Việt suy nghĩ về cách cứu vùng châu thổ này khỏi... chìm dần.  

Lưới cá vùng châu thổ

Mười năm trước, con người đã  thấy mối nguy về những ngôi “nhà bị bệnh” do hóa chất. Và xa hơn nữa, khoảng 30 năm họ được cảnh báo về những biến đổi do chính mình làm ra. Lúc đó Rei còn quá nhỏ, chưa hề biết đến hai từ Việt Nam. Đến nay thì TS Rei phải trực tiếp giải quyết hậu quả do “tiền nhân” để lại bằng cách tham gia thiết kế hệ sinh thái nhân văn (Human Ecology Design). Rei bắt đầu gợi ra những suy nghĩ từ nhiều mớ thông tin hỗn độn. Ngày 6/3/2009, Thái tử Naruhito và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba thay mặt Nhật hoàng Akihito trao tặng Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội công trình nghiên cứu, phát hiện giống cá bống cát trên sông Hậu.

Công trình được chuyển giao như món quà thiện chí của Nhật hoàng Akihito dành cho Đại học Cần Thơ, ngày 11/5/2009. Nagao - Natural Enviroment Foundation (NEF) là đối tác của trường sẽ phát huy công trình nghiên cứu này, người ta tin như vậy. TS Trần Đắc Định, Khoa Thủy sản của Đại học Cần Thơ chờ đợi mối liên liên kết chặt chẽ từ GS.TS Yasuhiko Taki thuộc Đại học Tokyo, giám đốc NEF. Ông được biết đến như nhân chứng công trình nghiên cứu trên sông Mekong của Hoàng Thái tử Akihito khi ông giảng dạy tại Đại học Cần Thơ từ những năm 70 thế kỷ trước.

Lật từng trang trong quyển “Fishes of Cambodian Mekong do FAO ấn hành, có 6 loại cá bống được nghiên cứu. Hai trong sáu công trình nghiên cứu của TS Katsusuke Meguero và TS Akihito– người đăng quang lên ngôi Thiên Hoàng đế hiệu Minh Nhân vào ngày 7/1/1989. Món quà thiện chí của Nhật Hoàng Akihito mang tên “Công trình nghiên cứu cá bống cát trắng” được chuyển giao cho Đại học Cần Thơ. Sự kiện xưa nay hiếm khiến “những tâm hồn ăn uống” kháo nhau “sớm muộn gì cá bống cát cũng trở thành món ăn danh giá khi gắn với món quà của Nhật hoàng”.

Rất tiếc, con người đã diệt gần hết loài cá này chỉ trong vài thập niên. Thỉnh thoảng người ta tìm thấy nó và dường như càng ngày những mùa cá huyền thoại càng bị đẩy xa vào ký ức. Xa tới mức chỉ có bọn trẻ lam lũ ngoài đồng mới biết trên đời này có cá bống. Cá bống sông Mekong có điều rất lạ, một người là Nhật hoàng biết xứ này có cá bống và những người lam lũ biết cá bống cát một cách tường tận hơn: Cá ngon nhờ cặp trứng.

Ngày 1/3/1974 Hoàng Thái tử đã gửi tặng Bảo tàng Động vật thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học Tự nhiên) mẫu con cá bống trắng là tiêu bản Paratype mang ký hiệu: No 137 Glosssogobius sparsipapillus sp. Nov . TS Dương Nhựt Long, bộ môn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho rằng có hai việc cần “làm ngay” là bảo tồn giống quý và nghiên cứu lộ trình sản xuất cá thương phẩm. Trong 29 loại cá cho sinh sản trong điều kiện nhân tạo tại Đại học Cần Thơ, nhiều loài được nghiên cứu, chuyển giao cho người nuôi. Nhiều người có thể thoát nghèo từ mô hình nuôi cá rất nhỏ (10m2) hoặc làm giàu từ những ao nuôi rộng hàng chục ngàn mét vuông. Tuy nhiên, việc làm giàu ấy đang chịu sự tác động bất lợi của thị trường.

Trong tương lai, tác động biến đổi khí hậu sẽ là thách thức. Từng đưa ra mô hình bể bạt nuôi cá trên cạn với quy mô 2 x 5m, có thể thu được 350 ký cá thương phẩm trong vòng 4- 5 tháng, TS Dương Nhựt Long hi vọng: “Với đặc điểm thích nghi ngọt, lợ, mặn, phân bố trên diện rộng ở Malaysia, Thái lan, Trung Quốc, Philippines, Úc, Ấn Độ… cá bống cát sẽ là đối tượng nghiên cứu nuôi thích ứng biến đổi khí hậu”.

Chỉ trong 3 thập niên, hầu như những loại thực phẩm có thể đánh bắt từ thiên nhiên đều phải nuôi trong điều kiện nhân tạo mới đủ ăn. Rất may, đầu óc con người có thể làm việc đó chứ không chỉ “ăn cho bằng hết”. Tiến sĩ Harita, giảng dạy tại Conodai, Tokyo còn đúng hai năm nữa đến tuổi lục tuần, nói rằng việc tìm tòi và phác họa hình ảnh đa dạng sinh học ở Thái Lan, Malaysia và Việt Nam giúp ông củng cố lòng tin “Nông thôn, nông nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tìm nguồn nhiên liệu sinh học thay thế nguồn nhiên liệu hoá thạch đang cạn kiệt”.

TS Harita có mặt tại Việt Nam từ năm 1996-2001, ông hiểu cỏ voi ngọt, năng suất có thể lên tới 1.000 tấn/ha, dừa sáp dầu nhiều, đặc ruột sẽ làm cho ý tưởng tạo nguồn cung cấp dầu sinh học bay bổng. Học trò của ông, TS Võ Công Thành, lại nhìn thấy một nguồn lợi khác từ rơm rạ. Nguồn rơm rạ có thể làm nhiên liệu chế ethanol. Tại Việt Nam nguồn rơm ra mỗi năm ngót trăm triệu tấn. “Phải có chiến lược lấy rạ chứ không chỉ có chiến lược lấy hột”, TS Harita gợi ý.

Đây là câu chuyện lớn. Ở Việt Nam, nông thôn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược này. Ở Brazil là vùng trồng mía, khoai mì. Việt Nam có rơm rạ, cỏ voi ngọt. Nguồn rơm rạ có ý nghĩa với người trồng lúa. Chỉ cần can thiệp bằng công nghệ, rơm rạ sẽ có giá không kém nguồn mỡ cá tra làm dầu sinh học (biodiesel). Chưa hết, Việt Nam còn có ưu thế bờ biển, triển vọng còn lớn hơn cả mỡ cá tra và rơm rạ. Đó chính là tảo biển. Nhưng cái khó nhất trong câu chuyện này là lợi ích kinh tế. Những người làm nấm rơm (giá xuất khẩu từ 900-1.000 USD, thậm chí 1.200 USD/tấn nấm muối) sẽ không còn thích thú khi biết cuộc cạnh tranh thu gom rơm rạ bắt đầu. Nghịch lý ở chỗ, khi đã là nguồn lợi thì cuộc chiến vì những nguồn lợi sẽ nổ ra.

Người ở làng quê tôi nghe nói chuyện này bao giờ cũng hỏi đi hỏi lại: Cái gì đang diễn ra xung quanh chúng ta đây? Cái gì đã khiến cho thành thị trở thành nơi vắt hết tinh lực để bọn trẻ ăn học, lớn lên, hăng hái ngày nào trở về nhà đứa thì tính nết thay đổi, đứa thì mỏi mệt, ngao ngán? Có đứa về đồng sống lại ký ức cơm chái kho quẹt, cá bống kho tiêu… lại hỏi cái gì đang xảy ra ở đầu vàm, cái gì động tới dòng sông nơi ẩn thân của những loài cá bống? Người ta nói đó là biến đổi khí hậu.

Những người bà con già nua của tôi vừa ho vừa nói: “Vậy à”. Chỗ tôi ở cách cửa sông 100 cây số, gió chướng thổi nghe man mác. Không có ai nghĩ tới việc thiết kế hệ sinh thái nhân văn. Mai này từ ngoài sông lớn, nước biển dâng lên một thước, không biết sẽ thế nào nhỉ?

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm