| Hotline: 0983.970.780

Chiến lược việc làm 2011- 2020: Ưu tiên lao động nông thôn

Thứ Ba 07/02/2012 , 12:08 (GMT+7)

Bộ GD-ĐT đang chỉnh sửa lần cuối cùng dự thảo "Chiến lược việc làm giai đoạn 2011- 2020" trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

* Khoảng 1,6 triệu lao động có việc làm/năm

Ảnh minh họa
Trao đổi với NNVN, ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD- ĐT) cho biết, Bộ đang chỉnh sửa lần cuối cùng dự thảo "Chiến lược việc làm giai đoạn 2011- 2020" trước khi trình Chính phủ phê duyệt. Theo đó, ưu tiên cơ hội việc làm năng suất tại các khu vực nông thôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu.

Ông Vinh cho biết, VN đang từng bước hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng vẫn đối mặt với những thách thức về thị trường lao động cũng như việc cân bằng giữa tạo việc làm, phát triển công nghiệp với ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, chiến lược việc làm giai đoạn 2011- 2020 sẽ đưa ra các biện pháp, chính sách để đạt được những chỉ tiêu việc làm dài hạn; tăng thu nhập của lao động đi đôi với tăng năng suất cũng như giải quyết những thách thức việc làm trong ngắn hạn và trung hạn.

Theo ông Vinh, mục tiêu quan trọng hàng đầu là ưu tiên việc làm năng suất cho lao động nông thôn. Bởi hiện nay, phần lớn lao động vẫn phải làm những công việc ở nông thôn với kỹ năng thấp. Phần lớn lao động được ghi nhận “có việc làm” nhưng thu nhập của họ lại rất thấp.

Trong bối cảnh dân số trong độ tuổi lao động ở nông thôn gia tăng, đồng nghĩa với việc mức độ có việc làm cũng sẽ tăng lên. Đối với người lao động ở những vùng nghèo đói, thiếu bảo trợ xã hội, việc làm là lựa chọn duy nhất tạo thu nhập. Do đó phải tạo ra những cơ hội việc làm năng suất cao hơn ở khu vực nông thôn, giải quyết vấn đề việc làm dễ bị tổn thương, lao động nghèo...

Dự thảo chỉ ra thêm, tại VN cũng như nhiều nước khác trên thế giới, khu vực kinh tế phi chính thức thu hút nhiều lao động, đa phần việc làm không bền vững và là người nghèo. Vì vậy, chiến lược không chỉ nâng cao hiệu quả công việc trong khu vực kinh tế chính thức mà còn nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc của khu vực kinh tế phi chính thức, có những hình thức khuyến khích chuyển đổi từ phi chính thức sang chính thức.

Chiến lược cũng sẽ khắc phục bất cập tình trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động chậm, quá trình di cư, thu hút đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Để đạt được mục tiêu trên, theo ông Vinh, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ phát triển DN với ba mức: Xây dựng năng lực cho từng doanh nghiệp thông qua đào tạo kỹ năng kinh doanh. Tăng cường quá trình tham gia đối thoại địa phương để người dân có quyết định tương lai của chính họ. Tăng cường cải cách các thể chế địa phương theo hướng minh bạch và có trách nhiệm hơn, tập trung vào những lợi thế cạnh tranh của địa phương và cung cấp cho địa phương những công cụ để cải thiện sản xuất, việc làm và thu nhập.

Ngoài ra cần nâng cao năng lực hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm, hình thành hệ thống dịch vụ việc làm công, tập trung vào các hoạt động tư vấn, thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm... Mục tiêu sẽ tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động mỗi năm, tỷ lệ tăng trưởng việc làm bình quân đạt khoảng 2%/năm.

Chiến lược việc làm sẽ thúc đẩy phát triển theo hướng “việc làm xanh”, góp phần tạo nên một nền kinh tế có tỷ lệ sử dụng cac-bon thấp với nguồn năng lược sạch, có khả năng tái sinh, thích ứng biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm