| Hotline: 0983.970.780

Chợ nông sản Lào Cai 'vắng như chùa Bà Đanh', vì sao?

Thứ Ba 24/04/2018 , 09:15 (GMT+7)

Cuối năm 2017, chợ nông đặc sản đầu tiên của Lào Cai do Sở Công thương tỉnh này chủ trì đã ra đời hoành tráng. Chợ được kỳ vọng sẽ là nơi quảng bá, giúp đặc sản của Lào Cai đến gần với với du khách.

Tuy nhiên, chỉ sau ngày khai trương, nay chỉ còn lác đác một số gian hàng còn mở bán. Nhiều tiểu thương ngán ngẩm, hoài nghi chợ chỉ là cái “bánh vẽ”!

Gian hàng hiếm hoi còn mở bán ở chợ nông sản Lào Cai

Ngày 13/12/2017, chợ nông sản đặc sản đầu tiên trên địa bàn được Sở Công thương tỉnh Lào Cai khai trương nhằm giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc hữu của bà con nông dân ở 9 huyện, thành phố trong tỉnh.

Theo Sở Công thương Lào Cai, chợ được đặt tại phường Kim Tân, thành phố Lào Cai, với 23 gian hàng được bố trí trong nhà có mái che, bảo đảm thông thoáng, thuận tiện giao thông và vệ sinh môi trường. Cũng theo Sở này, vị trí chợ khá “đắc địa” khi nằm cạnh nút giao thông quốc lộ 4D đi khu du lịch Sa Pa, điểm nối Sa Pa với thành phố Lào Cai. Bên cạnh là chợ đầu mối thương mại Kim Tân, mỗi ngày thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tới mua bán, trao đổi hàng hóa.

Tại ngày khai trương, theo ông Hà Đức Bình, GĐ Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Lào Cai (trực thuộc Sở công thương) thì chợ nông sản đặc hữu không chỉ giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương như gạo Séng Cù, tương ớt Mường Khương, đương quy, tam thất Sa Pa và Si Ma Cai, thịt trâu sấy và mật ong rừng Bảo Yên, cá hồi Sa Pa, trứng vịt Sín Chéng… mà quan trọng hơn là tiêu thụ sản phẩm ổn định, với trị giá cao, số lượng lớn, thúc đẩy phát triển hàng hóa ở địa phương. Đồng thời gắn kết với phát triển du lịch thông qua thu hút du khách tham quan, mua sắm nông sản đặc hữu để tiêu dùng và làm quà tặng.

Hầu hết các gian hàng luôn đóng cửa im lìm

Thực tế thì sao? Ngay sau ngày khai trương, lượng khách đến tham quan mua hàng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và chỉ sau 4 tháng, đến thời điểm này, chợ đầu mối nông sản tỉnh Lào Cai đang trong tình trạng “vắng như chùa bà đanh”. Khi chúng tôi có mặt tại đây, duy nhất có quầy hàng của Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Lào Cai (trực thuộc Sở Công thương) là mở cửa. Ngồi trông quầy hàng là một cô gái đang cắm cúi vào chiếc máy tính đọc báo, khách tới chẳng buồn chào, ruồi chẳng thèm đuổi.

Khi được hỏi, cô này cho biết, buổi chiều như này chả mấy khi các quầy hàng mở. Buổi sáng, hôm nào nhiều thì 5 - 7 quầy hàng mở cửa. “Mà có khách đâu, mở cửa ra rồi cũng đóng sớm thôi các anh ạ. Như quầy này là của Trung tâm nên chúng em phải duy trì việc mở cửa chứ các quầy khác của các HTX, Cty tư nhân mở ra không bán được hàng mà vẫn phải chi trả lương công nhân, rồi tiền điện nên họ cũng chẳng muốn mở cửa đâu”.

11-37-42_3
Cửa đóng, then cài chắc chắn

Khoảng 20 phút sau, có thêm quầy hàng của Cty TNHH Trần Bắc Việt mở cửa. Đây là quầy bán và giới thiệu sản phẩm rượu Hồng Mi, đặc sản của huyện Bắc Hà. Anh Cư Seo Nhà, phụ trách quầy hàng cho biết, từ khi mở quầy hàng này lượng sản phẩm bán ra chẳng được là bao vì khu chợ rất vắng khách qua lại.

“Hàng chủ yếu là khách quen giao dịch tại Cty từ trước họ đến kho lấy. Không giao dịch và cũng chẳng bán được hàng nên quầy của bọn em thỉnh thoảng mới mở. Nhiều quầy hàng ở đây từ lâu đóng cửa rồi, tủ bảo ôn, hàng hóa... hầu hết họ cũng chuyển về, giờ chỉ còn bảng hiệu thôi”, anh Nhà cho biết.

Được quảng bá là đặt ở vị trí “đắc địa”, nhưng theo các tiểu thương kinh doanh lâu năm ở chợ Kim Tân thì khu chợ Kim Tân mới được xây dựng này rất “không hợp lý”. Chị Quý, một tiểu thương kinh doanh hàng mã và đồ thờ cúng sát gian hàng nông sản bảo, khéo đây là khu chợ dài nhất của cả nước. Chợ xây không theo thiết kế của hầu hết các chợ chúng tôi được biết mà kéo dài hàng trăm mét, rất không tập trung, có khi đi mỏi chân còn chưa mua đủ đồ. Khách đến chợ chủ yếu vào khu đầu chợ gần ngay đường vào còn như khu quầy của chị chẳng mấy khi có khách lai vãng đến.

Bên trong, nhiều tiểu thương đã dọn sạch đồ vì ế ẩm

“Trước đây, khi ở chợ cũ mỗi tháng tôi nhập 3 - 4 lần tiền hàng. Nhưng về khu chợ mới hàng tiêu thụ rất chậm, từ tết đến giờ tôi chưa nhập hàng lần nào. Chả bán được hàng tôi đề biển chuyển nhượng quầy mấy tháng nay cũng chẳng thấy có ai đến hỏi mua lại”.

Trao đổi về thực trạng chợ nông sản đặc hữu, ông Nguyễn Trường Giang, PGĐ Sở Công thương tỉnh Lào Cai cho biết, do các mặt hàng bày bán tại chợ đầu mối chủ yếu là nông sản nên có tính mùa vụ. Thời điểm này, không phải là vụ thu hoạch nên hàng hóa ở đây ít nên nhiều gian hàng đóng cửa. “Chúng tôi đang đôn đốc, xây dựng kế hoạch để các doanh nghiệp duy trì việc mở cửa thường xuyên hơn, từng bước đưa khu chợ đi vào hoạt động nề nếp”.

Trong khi đó, ông Hà Đức Bình, GĐ Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Lào Cai thì cho biết, dự kiến sắp tới tỉnh sẽ thu hồi lại khu chợ này để chuyển đổi mục đích. Như vậy, chẳng biết tương lai của chợ nông đặc sản của Lào Cai sẽ đi về đâu. Phải chăng, nó chỉ là chiếc “bánh vẽ” rẻ tiền, dựng lên cho vui đúng như nhiều tiểu thương nghi ngờ!?

Toàn cảnh khu chợ nông sản được quảng bá “đắc địa” của tỉnh Lào Cai

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm