| Hotline: 0983.970.780

Chữa LMLM bằng chanh và khế chua

Thứ Ba 12/10/2010 , 10:55 (GMT+7)

Ngày 9/10, một số bạn đọc ở tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu cho rằng, thật ra dịch LMLM trên bò đã xảy ra tại BR-VT cách đây đến 20 ngày nhưng bị giấu...

* Thú y đã yếu, còn mỏng

Ông Ba Lùn chỉ vào bò bị nứt móng đang bôi thuốc màu tím

Ngày 5/10, NNVN đã thông tin về việc có 20 con bò ở tỉnh BR-VT nghi ngờ bị LMLM.  Sau đó ngày 9/10, đường dây nóng của Chi nhánh NNVN tại TPHCM nhận được điện thoại của một số bạn đọc ở tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu cho rằng, thật ra dịch LMLM trên bò đã xảy ra tại BR-VT cách đây 20 ngày, người dân trước đó đã thông báo cho ngành chức năng biết để chủ động phòng ngừa, nhưng rất tiếc ngành chức năng làm ngơ, cố tình giấu dịch vì sợ trách nhiệm.

Để xác minh thực hư, chúng tôi đã tìm về huyện Đất Đỏ, nơi cung cấp thịt bò lớn nhất cho cả tỉnh BR-VT với 4 lò mổ tập trung. Đặc biệt lò mổ ông Đỗ Minh Đức (TT Đất Đỏ) không chỉ nơi giết mổ thuần túy mà còn là đầu mối NK rất lớn số lượng bò từ An Giang, Kiên Giang về, sau đó đưa đi bán lẻ cho người chăn nuôi và các lò mổ chui. Theo điều tra ban đầu, có thể đây là nguồn lây lan chính khiến đàn bò ở Đất Đỏ khốn đốn vì dịch.

Tại ấp Phước Thới ( xã Phước Long Thọ), chúng tôi đến hộ ông Trần Văn Lùn ( 64 tuổi). Cách đây 20 ngày, đàn bò 18 con của nhà ông bị LMLM hết phân nửa. Mấy ngày qua, cả nhà ông thay nhau điều trị bằng phương pháp dân gian, đó là dùng chanh và khế chua thay nhau chà vào lưỡi bò cho khỏi bị rộp; còn chân thì bó thuốc theo kẽ, giữ không cho ruồi đậu vào vết lở đẻ dòi. Nhưng con bị bệnh vừa đỡ thì con khỏe lại bị mắc. Chỉ vào 3 con bò 4 năm tuổi nằm uể oải, miệng chảy lòng thòng nước dãi, kẽ chân bị nứt, ông Lùn nói: “ Lần này tui kêu cán bộ thú y nơi khác đến chích được 3 ngày. Họ chích 3 con, hết 8 mũi giá 130 ngàn đồng, vị chi gần 400 ngàn nhưng chưa thấy khỏi”.

 –Mấy hôm rày có cán bộ Thú y nào xuống nhà kiểm tra chưa? Tôi hỏi.  “20 ngày rồi có thấy trên ai xuống đâu, chỉ có anh Khôi (cán bộ thú y địa bàn) vào 1- 2 lần kiểm tra rồi thôi”- ông Lùn đáp.

Mặc dù số lượng bò có triệu chứng  LMLM trên địa bàn là rất lớn, vậy nhưng, ngày 4/10, khi NNVN liên lạc với ông Hà Lâm Quỳnh, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh BR-VT hỏi thông tin, ông Huỳnh nắm thông tin khá mơ hồ. "Phước Long Thọ có 6 con, ấp Phước Trung có lập biên bản trước là 7- 8 con. Nhưng lành hết rồi, bị chút xíu thôi. Theo các xã báo lên có mấy chục con gì đó, và các nơi đó cũng đã triển khai phòng chống dịch hết rồi (!?)"- ông Quỳnh nói.
Theo ông Trần Văn Phòng, Trưởng ấp Phước Thới, có 40 con bò của 16 hộ trong ấp đang mắc bệnh LMLM. Đặc biệt trong đó có 2 con bò 5-6 tháng tuổi vừa mới chết cách đây 3 ngày của hai hộ Đoàn Văn Hai và Đoàn Văn Có. Công tác phòng chống dịch bệnh chưa được quan tâm, hầu như nông dân điều trị dựa vào kinh nghiệm là chính. Nhưng điều lo ngại là, bò chết cũng không được ngành thú y phối hợp với chính quyền địa phương phun tiêu độc khử trùng để tránh lây lan.

Chúng tôi tiếp tục đi xác minh và “lạc” vào ấp Phước Sơn, gặp ông Hồ Trung Dũng đang lui cui xức thuốc cho bò đang bị bệnh. Theo ông Dũng, nhà ông nuôi 8 con nhưng có đến 5 con bị bệnh từ ngày 1/10. Trong đó 3 con bị nặng đang nằm liệt, móng chân có dấu hiệu “hở phao”.  Ông Trần Thế Dinh, Trưởng ban Nông nghiệp xã Phước Long Thọ nói: “Toàn xã có khoảng 95 con bò LMLM, đến nay đã thành dịch đại trà hết rồi, ấp nào cũng có!”. Còn tại thị trấn Đất Đỏ, hiện đang có 300 con bò bệnh cùng 10 trại chăn nuôi bò khác của thương lái bị ngành thú y niêm phong cấm vận chuyển, mua bán.

Ông D, một lái bò đường xa cho biết, ngày 1/10 đã có 19 con bò ở Kiên Giang nhập về bán cho lò mổ Minh Đức bị ngành thú y giữ lại vì nghi LMLM. “Bò bên kia biên giới nhập về tai bự, tai nhỏ, nhập về ở đâu, lò nào, các ông Thú y biết hết. Vấn đề là mấy ổng có chịu làm hay không?”- Ông D nói.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm