| Hotline: 0983.970.780

Cỏ mực chữa râu tóc bạc sớm

Thứ Sáu 21/12/2012 , 11:02 (GMT+7)

Theo Đông y, cỏ mực có vị ngọt, chua; tính mát; vào các kinh Can và Thận; có tác dụng tư âm (nuôi âm), bổ thận; làm mịn da, đen tóc, chắc răng...

Cỏ mực còn gọi là cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo, mặc liên thảo, kim lăng thảo có tên khoa học Eclipta prostrata L. (E. Alba (L.) Hassk).

Cỏ mực là loài cây nhỏ, thân có lông mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Lá mọc đối, hình xoan dài, có lông hai mặt, hoa trắng nhỏ, đặc điểm nổi bật của hoa này là khi vò nát có màu đen như mực - nên mới có tên gọi là “cỏ mực”.

Theo Đông y, cỏ mực có vị ngọt, chua; tính mát; vào các kinh Can và Thận; có tác dụng tư âm (nuôi âm), bổ thận; làm mịn da, đen tóc, chắc răng; lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu). Cỏ mực thường được sử dụng để chữa da thô nháp, da mặt đen sạm, tóc bạc sớm, răng đau lung lay, âm hư huyết nhiệt, chóng mặt, hoa mắt, nôn ra máu, đại tiện ra máu, can thận âm hư... Dưới đây là một số tác dụng của cỏ mực:

- Diệt khuẩn, tiêu viêm: Có tác dụng diệt một số tụ cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu (Bacillus diphtheria), trực khuẩn viêm ruột (Bacillus enteritidis) và có tác dụng nhất định đối với amip.

- Tăng cường miễn dịch, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư: Kích hoạt hệ thống miễn dịch, đặc biệt là đối với tế bào limphô T (T-lymphocytes); có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt trong ung thư dạ dày.

- Cầm máu: Chất tanin trong cỏ mực có tác dụng làm tăng tốc độ đông máu.

- Chữa viêm họng: Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 - 5 ngày.

- Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.

- Chữa mũi thường chảy máu: Cỏ mực 25g, ngó sen 20g. Sắc lấy nước; chia 2 lần uống vào sáng và chiều; liên tục trong 20 ngày.

- Chữa ngứa âm đạo: Lấy cỏ mực tươi (100g), sắc nước để rửa ngoài âm đạo.

- Chữa sốt cao: Lấy 20 gr cỏ nhọ nồi, 12 gr ké đầu ngựa, 16 gr cây cối xay, 16 gr cam thảo đất, 20 gr củ sắn dây, 20 gr sài đất. Rửa sạch sắc uống ngày một thang.

- Chữa ho ra máu: Cỏ mực 25g, Bạch cập 20g, A giao 10g. Đem Cỏ mực và Bạch cập sắc lấy nước, đổ vào bát, sau đó cho A giao vào trộn đều. Mỗi ngày 1 tễ, chia ra 2 lần uống trong ngày; liên tục trong 7 ngày.

- Chữa mề đay: Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.

- Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon: Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.

- Chữa tiêu chảy ra máu: Cỏ nhọ nồi sấy khô trên miếng ngói, tán bột uống mỗi lần 6 gr với nước cháo.

- Chữa mộng tinh: Cỏ mực sấy khô, tán bột uống mỗi lần 8 gr với nước cơm hoặc 30 gr cỏ nhọ nồi sắc lấy nước uống.

- Chữa râu tóc sớm bạc, tóc rụng, chóng mặt, hoa mắt do can thận âm hư tổn: Cỏ mực 15g, nữ trinh tử 15g, thục địa 10g, hà thủ ô chế 15g, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 lần và liên tục 30 ngày; hoặc cỏ mực 25g, hoa cúc trắng 15g, sinh địa 15g, sắc lấy nước, bỏ bã, uống thay nước trà hàng ngày, uống liên tục 30 ngày; hoặc cỏ mực 15g, sinh địa 15g, sắc nước uống mỗi ngày một lần, uống liên tục 30 ngày.

- Chữa sỏi thận, tiểu tiện ra máu: Sắc cỏ mực (5g) cùng với mã đề (15g) với nước. Khi uống cho thêm đường vừa ngọt. Chia ra nhiều lần uống thay trà trong ngày, uống liên tục trong 15 ngày.

- Chữa gan nhiễm mỡ: Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.

- Chữa viêm họng: Lấy 20 gr cỏ nhọ nồi, 12 gr củ rẻ quạt, 16 gr cam thảo đất, 16 gr kim ngân hoa, 20 gr bồ công anh. Tất cả mang rửa sạch, sắc uống ngày một thang.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm