Theo đó, câu kỷ tử hay còn gọi là cây goji berry được người dân vùng Tây Tạng, Nepal và chân dãy Hymalaya trồng nhiều để chế biến thuốc chữa bệnh, tăng cường sức khỏe. Khi thu hoạch, loại quả này có màu đỏ tươi mọng và khi được sấy khô, nó có vị tương tự như nho.
Tại Việt Nam, câu kỷ tử thường được gọi ngắn gọn là củ khởi thường được đồng bào dân tộc trồng nhiều ở vùng Sa Pa (Lào Cai) và được coi là đặc sản khi thu hoạch cả đọt non và lá để làm rau nấu canh. Theo các chuyên gia Đông y thì loại rau này lành tính, bổ dưỡng, lợi sữa rất tốt cho bà mẹ sau khi sinh.
Hiện vùng trồng câu kỷ tử hàng hóa lớn nhất châu Á để chế biến dược phẩm là ở ngoại vi thành phố Ngô Trung, thuộc khu tự trị Hồi Ninh Hạ ở tây bắc Trung Quốc với tổng diện tích 6.000 mu, tương đương 400 ha.
Theo các nghiên cứu, quả câu kỷ tử có đặc tính chống oxy hóa hiệu quả và làm chậm sự lão hóa của da. Nó cũng có thể phá vỡ các tác động tiêu cực của các gốc tự do trên da và làm giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như phòng chống ung thư.
Quả goji berry ăn tươi hay khô pha trà uống cũng giúp ngủ ngon, loại bỏ trầm cảm, lo lắng và tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp sáng mắt, mau lành vết thương và chống cảm cúm. Trái cây tươi và khô, rất giàu vitamin nhóm B, rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tiêu mỡ giảm cân, thích hợp cho những người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu tăng cao, gan…
Tuy nhiên loại quả này cũng chứa nhiều chất xơ và hàm lượng chất béo bão hòa thấp có hại cho sức khỏe. Vì vậy câu kỷ tử thường được dùng với liều lượng 10-12 g/ngày, nếu lạm dụng quá sẽ không tốt.
Tuy nhiên liều lượng dùng hàng ngày còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như cơ địa, tuổi, giới, các bệnh lý kèm theo. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt lưu ý không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú vì chất betain trong câu kỷ tử có thể gây sẩy thai.