| Hotline: 0983.970.780

Bào ngư là gì? Tác dụng và cách chế biến

Thứ Năm 13/08/2020 , 19:39 (GMT+7)

Bào ngư là món ăn được nhiều chị em sắn đón tìm cách làm, bởi dinh dưỡng của nó. Vậy Bào ngư là gì? Nó ở đâu? Chế biến như nào?

Bào ngư là gì? Sống ở đâu?

Bào ngư là một loại động vật chân mềm thân bụng hai mảnh, thường sinh sống ở những vùng nước sâu ngoài biển có độ mặn cao từ 2% – 3%.

Bào ngư có thành phần dinh dưỡng cao, là món được các quý tộc xa xưa ưa chuộng.

Bào ngư có thành phần dinh dưỡng cao, là món được các quý tộc xa xưa ưa chuộng.

Bào ngư tập trung nhiều ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, bào ngư có nhiều ở ngoài khơi vùng biển miền Trung như Phú Yên, Nha Trang, Quy Nhơn, Ninh Thuận…

Bào ngư còn được biết đến với các tên ốc khổng, cửu khổng, thạch quyết minh hay hải nhĩ do có hình dạng giống cái tai. Chúng thường sống ở ven biển và các vùng hải đảo, lúc còn nhỏ bám gần bờ nhưng càng lớn chúng càng di chuyển ra xa và sâu hơn ở đá ngầm dưới biển.

Để bắt được bào ngư to, phải lặn sâu xuống biển, tách chúng ra khỏi những tảng đá ngầm. Vì vậy, việc thu hoạch bào ngư cũng rất khó khăn như thu hoạch yến sào vậy. Bào ngư là một loại động vật sinh sản hữu tính, chúng đẻ trứng vào mùa nóng và có thể đẻ đến cả triệu trứng mỗi năm.

Vào mùa đông, cơ quan sinh sản của bào ngư khép lại. Thịt bào ngư là một khối cứng, giòn, có mùi vị thơm và rất bổ dưỡng.

Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao đối với ngư dân, bào ngư cũng có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều đạm, canxi, chất béo, kẽm, vitamin và phốt pho.

Tuy nhiên, vì giá trị kinh tế cao nên số lượng bào ngư trong tự nhiên ngày càng ít đi so số lượng đánh bắt ngày càng nhiều để phục vụ cho con người. Hiện nay, nhà nước đang phải đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện môi trường sống cho bào ngư cũng như giúp kinh tế cho người dân trồng nuôi bào ngư hiệu quả.

Cách chế biến bào ngư

Theo Đông y, bào ngư có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu. Bào ngư thích hợp cho tất cả đối tượng từ người già, trẻ em cho đến phụ nữ và đàn ông.

Bào ngư có vỏ ngoài cứng, hơi dẹt, mặt ngoài nhám, màu nâu sẫm, quanh mép có các lỗ để thở. Sau khi bắt được bào ngư, phải rửa sạch chúng bằng nước muối pha loãng, sau đó mới tách vỏ và gỡ lấy thịt. Bào ngư có thể ăn tươi hay phơi khô và biết cách kết hợp với các gia vị sẽ tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn mà không loại hải sản nào sánh được.

Dễ nấu nhất, không mất công sơ chế là bào ngư tươi, nếu là bào ngư khô sẽ phải ngâm trong nước một thời gian. Với các món xào, hầm hay nấu canh thì bào ngư đều giữ được vị giòn thơm.

Bào ngư khi hầm lâu sẽ ngấm đủ vị ngon ngọt như bồ câu hầm bào ngư, cháo bào ngư, bào ngư hầm hạt sen thịt nạc, bào ngư hầm nấm đông cô…

Ngoài ra, bào ngư còn có thể biến hóa trong các món như súp bào ngư rau củ, cơm bào ngư, bào ngư om lòng trắng gạch cua, bào ngư nướng than hồng… tất cả đều là những món ăn khá hấp dẫn và đặc biệt.

Bào ngư có giá bao nhiêu?

Tùy vào kích thước và nơi sinh sống mà giá của bào ngư dao động trong khoảng 250.000 - 750.000 đồng/kg.

Xem thêm
Tập thể dục vào sáng và tối giảm nguy cơ ung thư ruột kết hơn 10%

Hoạt động thể chất vào các thời điểm khác nhau trong ngày có thể dẫn đến những kết quả khác nhau cho sức khỏe về lâu dài.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.