| Hotline: 0983.970.780

Cornell sẽ cùng VinUni xây dựng đại học đẳng cấp thế giới

Thứ Ba 10/04/2018 , 19:41 (GMT+7)

Cấu trúc dân số trẻ; quy mô dân số trên 90 triệu người; một nền kinh tế đang phát triển… đó là những yếu tố khẳng định Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển giáo dục đại học...

“Sứ mệnh của Cornell là đóng góp cho nền giáo dục quốc tế. Chúng tôi rất vinh dự được chung tay xây dựng một trường đại học đẳng cấp thế giới tại Việt Nam, thông qua Đại học VinUni của Tập đoàn Vingroup”, ông Rohit Verma, Hiệu trưởng, phụ trách đối ngoại, trường Quản trị kinh doanh SC Johnson, Đại học Cormell cho biết.

17-24-45_rohit_1
Ông Rohit Verma

“Chúng tôi đào tạo doanh nhân tiên phong”

Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của lĩnh vực giáo dục đại học tại Việt Nam nói chung và triển vọng của Đại học VinUni nói riêng?

Cấu trúc dân số trẻ; quy mô dân số trên 90 triệu người; một nền kinh tế đang phát triển… đó là những yếu tố khẳng định Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển giáo dục đại học. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần một trường đại học hàng đầu về công nghệ, kỹ thuật để cung cấp nguồn nhân lực công nghệ cao và thế hệ lãnh đạo mới, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững hơn.

Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của VinUni sẽ giúp mang lại kiến thức khoa học quản trị hiện đại, góp phần cải thiện năng suất lao động cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng và cho khu vực.

Đó là lý do khiến Đại học Cornell nhận lời hợp tác cùng VinUni, thưa ông?

Đó là những điều kiện để chúng tôi cân nhắc khi quyết định hợp tác cùng VinUni. Sứ mệnh của Cornell là đóng góp cho nền giáo dục quốc tế và chúng tôi rất vinh dự được chung tay xây dựng một trường đại học đẳng cấp thế giới tại Việt Nam. Sự hợp tác với VinUni mang đến cho chúng tôi cơ hội giới thiệu với các bạn những chương trình giáo dục đại học tiên tiến, đổi mới và mang đẳng cấp thế giới, để cùng nhau kiến tạo dựa trên nhu cầu, cơ hội và văn hóa Việt Nam.

Ông có thể cho biết “đầu ra” của sự hợp tác này sẽ hướng đến những tiêu chí chất lượng như thế nào?

Chúng tôi mong muốn sự hợp tác này sẽ giúp cho từng sinh viên Việt Nam trở nên năng động và cạnh tranh hơn. Mục tiêu của chúng tôi hướng tới là các sinh viên VinUni sẽ trở thành những doanh nhân tiên phong trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất đến dịch vụ.

VinUni sẽ thu hút giảng viên quốc tế

Thực tế là các trường đại học tại Việt Nam đang rất thiếu giảng viên, nghiên cứu viên chất lượng cao… Vậy theo ông, VinUni sẽ khắc phục tình trạng này như thế nào để có thể vươn tới đẳng cấp quốc tế?

Không chỉ Việt Nam, các trường đại học hàng đầu khu vực và thế giới đếu có sự cạnh tranh rất lớn để tuyển dụng được giảng viên và nhà nghiên cứu uy tín. Và để xây dựng một trường đại học đẳng cấp tại Việt Nam thì việc sử dụng 100% giảng viên tại chỗ là điều không khả thi.

Với VinUni, hợp tác chiến lược với các đối tác quốc tế như Cornell và Penn là một lợi thế trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên, học giả đẳng cấp quốc tế, tạo một môi trường thu hút và hỗ trợ nhân tài ngay từ đầu. Trước mắt, các giảng viên chính và các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của VinUni sẽ do Cornell tham gia tuyển dụng và sẽ được đào tạo tại Trung tâm giảng dạy xuất sắc của Cornell hoặc các chương trình kèm cặp (coaching và mentor). Trong tương lai, VinUni sẽ là nơi lý tưởng hấp dẫn được nhiều giảng viên xuất sắc.

Ngoài việc tham gia xây dựng đội ngũ giảng viên, Cornell sẽ mang gì đến VinUni?

Cornell sẽ giúp VinUni xây dựng các chương trình đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực Kinh doanh, Quản trị, Công nghệ đáp ứng được các kiểm định quốc tế AACSB và ABET. Phương pháp giảng dậy gồm có TBL (học theo nhóm); PBL (học theo dự án; hoặc học cách giải quyết vấn đề) và ứng dụng các công nghệ giảng dạy đại học hiện đại bao gồm công nghệ thực tại ảo và mô phỏng.

VinUni sẽ là một trong những cơ sở hàng đầu khu vực trong 10 năm tới

VinUni đặt mục tiêu tạo ra đột phá trong chất lượng giáo dục đại học tại Việt Nam, hướng tới đạt đẳng cấp thế giới. Ông đánh giá thế nào về mục tiêu này?

Giáo dục đại học là lĩnh vực mà chất lượng và đẳng cấp được đánh giá thông qua thời gian. Tuy nhiên, bài học từ các trường đại học thành công cho thấy một số trường đại học chỉ cần chưa đến 20 năm kể từ thời điểm thành lập đã đạt được đẳng cấp quốc tế.

Theo dự báo của ông mất bao nhiêu thời gian để Việt Nam có một trường đại học có thứ hạng cao trên thế giới?

Trong trường hợp của VinUni, thành công của trường có thể sớm nhận thấy ngay từ lứa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên. Sau 5 năm, chất lượng sinh viên tốt nghiệp và chất lượng nghiên cứu của VinUni sẽ là động lực thu hút sinh viên và giảng viên giỏi nhất, tạo ra một vòng xoáy liên tục giúp nâng tầm VinUni trở thành cơ sở đào tạo dẫn đầu khu vực trong vòng một thập kỷ.

Mốc 5 năm đầu đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cả VinUni và Cornell, thưa ông?

Để giúp VinUni trở thành một trong những đại học tốt nhất thế giới đòi hỏi tầm nhìn chiến lược, từ đó hoàn thiện các mảng công việc cụ thể như tuyển dụng nhân sự, xây dựng chương trình đào tạo, tuyển sinh viên, quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp... với sự nỗ lực rất cao.

Bước đầu, chúng tôi đang có thuận lợi cơ bản là sự cởi mở của cả hai bên khi xây dựng các kế hoạch với tốc độ ngày càng khẩn trương nhằm sớm hiện thực hóa tầm nhìn “trường đại học tốt nhất” tại VinUni.

Xin cảm ơn ông!

Đại học Cornell (thành lập năm 1865), là trường Đại học tư thục thuộc nhóm 8 Đại học Ivy Leaguage danh tiếng Hoa Kỳ, đào tạo về kinh doanh, công nghệ, khách sạn, nông nghiệp, khoa học cuộc sống, khoa học máy tính, luật, y…Theo bảng xếp hạng QS 2018, Cornell hiện xếp hạng 14 thế giới về tổng thể. Trong đó, các chương trình đào tạo Quản trị khách sạn; Quản trị kinh doanh; Kỹ thuật của Cornell luôn đứng top đầu tại Mỹ. Tính đến hết năm 2016 đã có 45 giáo sư và sinh viên từng học tại Cornell nhận giải Nobel. Cornell đặt mục tiêu trở thành trường đại học nghiên cứu toàn diện, kiểu mẫu của thế kỷ 21.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm