| Hotline: 0983.970.780

Cuộc sống tươi sáng hơn

Thứ Ba 22/11/2011 , 10:46 (GMT+7)

Trong những năm qua, Chương trình MTQG NS - VSMT nông thôn đã góp phần mạnh mẽ vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La.

Nhờ có nước sạch cuộc sống của người dân tỉnh miền núi Sơn La ngày càng tươi sáng hơn

Trong những năm qua, Chương trình MTQG NS - VSMT nông thôn đã góp phần mạnh mẽ vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La.

TRÊN 73% NGƯỜI DÂN CÓ NƯỚC SẠCH

Ông Nguyễn Tường Thuật, Giám đốc Trung tâm NS - VSMTNT Sơn La cho hay, Chương trình NS - VSMTNT được lãnh đạo tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng trong định hướng phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Theo kết quả điều tra 14 chỉ số do liên Bộ NN-PTNT, Bộ Y tế, Bộ GD- ĐT… công bố, đến thời điểm hiện tại có trên 73% người dân nông thôn tại Sơn La được sử dụng nước hợp vệ sinh, gần 22% người dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn Bộ Y tế. Bên cạnh đó, 78% trường học, 80% trạm y tế, 52% trụ sở UBND xã có nước sạch, nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn và 100% số làng nghề có hệ thống xử lý nước thải, rác thải...

Để nâng cao chất lượng Chương trình NS - VSMTNT, trong những năm qua Trung tâm đã mở hàng chục lớp tập huấn tại 11 huyện, thành phố tổ chức xét nghiệm mẫu nước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, thành lập tổ điều tra tại các địa phương và giao lãnh đạo xã, cán bộ trạm y tế trực tiếp làm công tác điều tra, thu thập số liệu tại địa bàn.

Có mặt tại xã Chiềng Bằng, huyện Mai Sơn chúng tôi được ông chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết, nhờ công trình nước sạch mà cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số nơi đây khởi sắc từng ngày, cảnh thiếu nước sinh hoạt triền miên vào mùa khô gần như không còn. Hiện toàn xã Chiềng Bằng có tới 16 bể chứa tập trung, 85 trụ vòi phục vụ nước sinh hoạt hợp vệ sinh đủ cung cấp cho 295 hộ dân.

Cách xã Chiềng Bằng không xa, người dân bản Mai Quỳnh, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, một trong các bản tái định cư vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La, nước sạch cũng về đến nhà từng hộ dân. Trưởng bản Mai Quỳnh Nùng Văn Tấm cho hay: “Cả bản tôi ai cũng được sử dụng nước sạch, bà con ai cũng mừng. Mừng nhất là chị em, giờ không còn phải tranh thủ chiều ra tắm sông nữa mà có thể tắm ngay tại nhà mình".

ƯU TIÊN VÙNG SÂU VÙNG XA

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, Trung tâm NS - VSMTNT tỉnh Sơn La là chủ đầu tư gần một nửa các công trình nước sinh hoạt thuộc các dự án lồng ghép trên địa bàn tỉnh trong những năm qua. Trung tâm đã cử đội ngũ cán bộ xuống cơ sở kiểm tra thực địa, trình thẩm định và phê duyệt được 15 công trình cấp nước, 13 công trình vệ sinh trường học, khởi công xây dựng 5 công trình và 900 lu chứa nước loại 2m3.

Qua quá trình triển khai, Trung tâm NS-VSMTNT Sơn La rút ra bài học kinh nghiệm là, cần phải đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao ý thức người dân địa phương đồng thời yêu cầu sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương. Thực tế cho thấy, ở đâu người dân có ý thức, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao hiệu quả các công trình NS- VSMTNT ở đó sẽ phát huy hiệu quả, bảo đảm tính bền vững cho các công trình.

Ông Nguyễn Tường Thuật chia sẻ, phương châm hoạt động của Trung tâm là đầu tư phát triển theo hướng bền vững, giải quyết nhu cầu cho đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới trước. Đặc biệt, coi trọng việc xây dựng kế hoạch từ thôn bản và phát huy dân chủ để nhân dân tham gia xây dựng phương án đầu tư và hình thức xây dựng. Đảm bảo kết hợp 3 lợi ích: Địa phương có công trình, nhân dân được hưởng lợi, vừa tạo được việc làm vừa nâng cao năng lực và thu nhập.

 Bên cạnh đó, phong trào toàn dân chăm lo công tác vệ sinh môi trường được tổ chức định kỳ hàng tháng. Công tác di dời chuồng gia súc ra khỏi gầm nhà sàn, phong trào bản làng sạch sẽ, ruộng nương tốt tươi, xoá đói cho cây, giảm nghèo cho đất được nhân rộng tới hầu hết các địa phương.

Nhờ có các phong trào trên cùng sự phối hợp và lồng ghép các chương trình nên toàn tỉnh Sơn La đã có trên 45% số hộ đạt tiêu chuẩn hộ gia đình văn hoá, nhiều mô hình điểm quy mô xã, bản được xây dựng. Khi được hỏi ý nghĩa công trình nước sạch đem lại cho người dân xã mình, ông Vì Văn Ỏm, Bí thư Đảng ủy xã Chiềng On, TP. Sơn La ví von rằng: “Quả không ngoa khi nói rằng cuộc sống của người dân nông thôn chúng tôi tươi sáng như ngày hôm nay một phần là nhờ những công trình nước sạch".

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm