| Hotline: 0983.970.780

Dạy làm chủ tịch xã

Thứ Hai 08/11/2010 , 08:41 (GMT+7)

Không những đào tạo Chủ tịch xã, đến nay trường Trung học NN-PTNT đã đào tạo cho tỉnh Quảng Trị hàng ngàn cán bộ nông nghiệp nông thôn có trình độ trung cấp. Quy mô của trường gồm các khoa Chăn nuôi - Thú y; Nông lâm; Thuỷ sản; Quản lý kinh tế; Kế toán...

Hồ Pả Nha - Chủ tịch xã Đakrông thuộc huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị, kể ông nhớ nhất là lớp học đào tạo nghề cho Chủ tịch xã ở trường Trung học NN-PTNT Quảng Trị. Theo ông, cán bộ nào được tham dự những lớp học ấy nhất định khi trở về cơ sở sẽ làm lãnh đạo xã rất tốt. 

Trường trung học NN-PTNT Quảng Trị - nơi đi đầu trong việc đào tạo nghề cho cán bộ xã

Giải nỗi bức xúc của ruộng đồng

Hôm ấy, thạc sĩ Trần Văn Do - Hiệu trưởng trường Trung học NN-PTNT Quảng Trị, ra một bài tập kinh tế cho các học viên: Tại sao nông dân là người trực tiếp làm ra cây lúa, hoa màu đến khi thu hoạch rất được mùa, năng suất cao, lúa thóc chất đầy bồ. Song có một thực tế là nông dân luôn phải tự mình bán tháo sản phẩm cho tư thương với giá rất thấp. Vì sao lại xảy ra tình trạng như vậy. Nếu được làm chủ tịch xã, anh giải quyết bài toán thế nào?

Với những cán bộ xã đây đúng là một bài toán hóc búa. Hồ Pả Nha nói cả lớp học mỗi người đều có ý kiến, song vấn đề trọng tâm thì chưa ai nêu ra được. Thầy Do phải giải thích: Sở dĩ có tình trạng trên trước hết lỗi về kỹ thuật nông nghiệp rất nhỏ. Vấn đề ở chỗ tầm của người cán bộ xã. Cán bộ xã phải có trách nhiệm với dân. Phải chú trọng lập ra HTX hay tổ chức để bảo vệ quyền lợi cho nông dân bằng cách phân phối lại chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất đến trao đổi, tiêu dùng một cách lưu thông. Đảm bảo hạt gạo làm ra được bán với giá đúng giá trị của nó, nông dân thực sự có lãi, chứ không để nông dân tự bơi, bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất.

Khi nông dân làm lúa có lãi, họ sẽ tích luỹ vốn, đời sống ngày càng được tăng cao. Khi tích luỹ có tiền thì nông dân sẽ chuyển một phần sang kinh doanh. Họ lấy đồng tiền này đầu tư trở lại cho các nghề mà họ được học. Hồ Pả Nha nói đáp án ấy của thầy Do đi vào từng chữ, từng câu trong đầu của anh và không ít cán bộ được tham gia lớp học ấy. Bây lâu nay chưa có ai nói một cách rõ ràng, cụ thể như thầy Do để giúp các cán bộ xã về lãnh đạo bà con. Đó là một trong hàng trăm bài toán kinh tế mà các chủ tịch xã đã được không những thầy Do, mà nhiều giáo viên của trường dạy cho.

Hồ Pả Nha trở về làm Chủ tịch xã Đakrông. Hai năm chưa phải là thời gian dài nhưng đủ để nhận thấy những gì Pả Nha mang đến cho đồng bào là tươi sáng. Vừa thuyết phục dân bản bằng hiệu quả công việc, vừa làm vừa hướng dẫn tận tình, Pả Nha đã chiếm được lòng tin yêu của bà con. Thành quả mở rộng diện tích trồng tràm hoa vàng, trẩu, quế rồi mạnh dạn đưa nó thành các sản phẩm hàng hoá là nhờ Chủ tịch Nha được đi học nghề ở trường thầy Do. Hồ Pả Yên, một nông dân ở xã Đakrông, nói: “Làm cho dân tin, dân mến đã khó nhưng giúp dân thoát nghèo lại càng khó hơn. Thế mà Chủ tịch Nha đã làm được”.

Chúng tôi về xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, chứng kiến sự thay da đổi thịt ở một vùng đất miền đồi trung du. Chủ tịch xã Nguyễn Khánh Vinh khoe được như hôm nay là nhờ tham gia lớp học gần 2 năm đào tạo cán bộ xã của trường NN-PTNT Quảng Trị. Ông Vinh cho biết: “Những kiến thức về kinh tế, nông nghiệp, nông lâm, chăn nuôi... của trường dạy rất sát thực tế, gần gũi với cơ sở, có tính thực tiễn cao phục vụ tốt cho cán bộ chủ chốt của xã lãnh đạo bà con vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu”.  

Tổng kết lớp học đào tạo năng lực cho cán bộ xã do truờng NN-PTNT Quảng Trị tổ chức

Từ một xã nghèo, Hải Sơn đã vươn lên nhờ trồng rừng, chuyển đổi mô hình trồng lúa tăng năng suất, chăn nuôi lợn tập trung. Trong đó đáng chú ý là diện tích 4.000 ha rừng kinh tế của của bà con. Sản phẩm rừng đã trở thành hàng hoá mang về nguồn thu nhập không nhỏ cho nông dân. Ông Vinh nói nếu làm Chủ tịch xã mà chưa được kinh qua các khoá học như vậy là điều đáng tiếc. Vì trường không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy nghề thực tế với tình hình của các địa phương. Tỉnh Quảng Trị có gần 120 xã, phường ở trên 10 huyện, thị, thành phố. Trong đó, gần một nửa các Chủ tịch và Phó Chủ tịch xã được đào tạo ở trường Trung học NN- PTNT Quảng Trị .

Không nhất thiết phải học đại học

Nhiều mô hình kinh tế từ các xã đồng bằng, miền núi ở Quảng Trị được nhân rộng như hôm nay là kết quả của những bài học dạy làm Chủ tịch xã của trường. Những cán bộ đi học về không chỉ được bổ nhiệm các Chủ tịch, PCT, mà còn là lực lượng cán bộ của Phòng NN- PTNT, Phòng TN- MT… cho các huyện thị. Luồng gió mới về cách dạy nghề cho cán bộ xã của trường đã mang tạo nên một sức bật cho vùng đất Quảng Trị.

Thạc sĩ Trần Văn Do - hiệu trưởng của trường - người tâm huyết với việc tìm cách nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ xã, cho rằng: đối với các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã không nhất thiết phải chạy đôn, chạy đáo học đại học tại chức làm gì. Quan trọng nhất là nên học hai năm tại trường để được học theo ngành, nghề thực tế với địa phương của mình và năng lực của cán bộ. Chương trình không có gì cao xa song rất thực tế với khả năng của cán bộ xã nên các học viên tiếp thu xong về làm được ngay.

Thầy Do góp ý, nhất là các xã miền núi nên cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã đi học trung học Nông nghiệp, họ sẽ tiếp thu tốt hơn, khi về truyền lại kinh nghiệm bà con nông dân cũng dễ tiếp thu hơn. Vì đây là những điều mà bà con cần tai nghe, mắt thấy. Cứ cho cán bộ xã đi học đại học tại chức như ta đang làm hiện nay thì họ sẽ có bằng cấp, song không hiệu quả. Người nông dân cần ở cán bộ xã là phải làm được việc, giúp dân làm giàu, chứ không phải cán bộ xã đi học về để trang trí. Không nên vì thành tích cán bộ xã có nhiều đại học, mà vì cuộc sống của nông dân đang bức bách từng ngày, cần cán bộ xã có tâm và năng lực để gỡ rối cho bà con.

Không những đào tạo Chủ tịch xã, đến nay trường Trung học NN-PTNT đã đào tạo cho tỉnh Quảng Trị hàng ngàn cán bộ nông nghiệp nông thôn có trình độ trung cấp. Quy mô của trường gồm các khoa Chăn nuôi - Thú y; Nông lâm; Thuỷ sản; Quản lý kinh tế; Kế toán... Ngoài ra, trường còn liên kết với các chương trình dự án để đào tạo cán bộ cơ sở, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp về với nông dân, góp phần tạo nguồn nhân lực cho mặt trận nông nghiệp Quảng Trị.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm