| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Lò mổ lậu “giết” lò mổ treo

Thứ Năm 23/09/2010 , 10:00 (GMT+7)

Không chỉ những chủ lò giết mổ tập trung mà người buôn bán thịt gia súc, gia cầm ở các chợ đang kêu trời về việc họ bị các đối tượng giết mổ lậu dồn vào thế bí.

Không chỉ những chủ lò giết mổ tập trung mà người buôn bán thịt gia súc, gia cầm ở các chợ đang kêu trời về việc họ bị các đối tượng giết mổ lậu dồn vào thế bí.

Một chủ lò mổ tại huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang đã bỏ nửa tỷ bạc để xây lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Những tưởng cùng với việc khuyến khích đầu tư cơ sở giết mổ sạch, tăng cường ngăn chặn các điểm giết mổ lậu của chính quyền đi vào hiện thực, lò mổ của anh ta sẽ làm ăn tấn tới.  Nhưng giờ đây, mọi chuyện đã ngoài tầm dự đoán: Số lượng người mang gia súc, gia cầm đến giết mổ rất ít, số tiền thu được không đủ thuê người trông coi. Nguy cơ phá sản đã cận kề.

Bà Nguyễn Thanh Hằng, một người buôn bán thịt heo ở chợ 30/4, TP. Rạch Giá, Kiên Giang cho biết, thỉnh thoảng khi đi mua heo ở nông thôn, tôi vẫn thấy một số lái mua heo bệnh của dân với giá rất rẻ, chỉ bằng ½ giá heo bình thường. Đích đến của những con heo này không nơi nào khác là các lò mổ lậu. Vì nếu mang vào lò đàng hoàng sẽ bị cơ quan chức năng phát hiện, tịch thu tiêu hủy. Không chỉ với gia súc gia cầm bệnh, kể cả khỏe mạnh họ cũng chẳng dại gì đưa vào các lò giết mổ tập trung. Bởi vào đó  phải đóng phí giết mổ cho chủ lò cao hơn và phí kiểm soát giết mổ cho cơ quan Thú y. " Có khi thu mua heo bệnh xong, nhiều người còn mượn luôn nhà dân giết mổ đâu ra đấy rồi mang thịt về. Đây là cách phổ biến nhất mà bọn giết mổ lâu hay áp dụng để đối phó với cơ quan chức năng" - một chủ lò mổ ở Kiên Giang cho hay.

"Tình trạng này chắc chắn sẽ dẫn đến việc so bì trong kinh doanh, và bên bất lợi là những người làm ăn chân chính"- ông Lê Minh Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang khẳng định. Được biết, Tiền Giang là một trong những địa phương làm khá tốt công tác kiểm soát với hơn 90% gia súc, gia cầm được giết mổ vào lò tập trung. "Dù vậy, chúng tôi vẫn chưa kiểm soát được những điểm  giết mổ nhỏ lẻ ở các điểm ngoại thành trung tâm, thị xã. Hướng tới, chúng tôi sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn nữa. Đầu tiên là để ngăn chặn, phòng ngừa dịch bệnh. Hai là nâng cao chất lượng VSATTP. Thứ nữa là kiểm soát chặt, loại bỏ được những đối tượng giết mổ lậu sẽ tạo sự công bằng trong công tác giết mổ. Không thể để tình trạng những kẻ giết mổ lậu cạnh tranh, làm khó cho những chủ lò mổ tập trung đã bỏ vốn liếng, công sức ra đầu tư bài bản theo quy hoạch của nhà nước

Tại tỉnh Hậu Giang, tình hình kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm cũng còn tồn tại nhiều bất cập. Ông Trương Ngọc Trưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh này cho biết, hiện khâu quy hoạch hệ thống giết mổ chưa được bài bản. "Sắp tới, chúng tôi sẽ quy hoạch thành cụm, 2-3 xã thành lập một lò giết mổ tập trung để dễ kiểm soát. Chứ nhỏ lẻ phân tán mỗi lò giết vài ba con thì không tài nào kiểm soát nổi"- ông Trưng nói.

Chủ lò mổ lậu luôn "rộng cửa": Thủ tục đơn giản, chi phí thấp, lại nhanh gọn, thuận tiện. Vì vậy chẳng có gì khó hiểu khi bà con vẫn thích đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các lò mổ tập trung bị hút hết khách, khó thu hồi đồng vốn đầu tư mà trước đó, họ được động viên, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. Và cái mất lớn hơn khi công tác giết mổ không được kiểm soát chặt chẽ, chính là người tiêu dùng hàng ngày phải "thưởng thức" thực phẩm bẩn, kém chất lượng.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất