| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Nhọc nhằn sĩ tử "lai kinh"

Thứ Hai 04/07/2011 , 22:37 (GMT+7)

Tới khi bước vào ngày thi đầu mới thấy biết bao cảnh vất vả đường xa của những người cha, bà mẹ nghèo từ quê theo con ra thành đi thi.

Ở ĐBSCL kỳ thi tuyển sinh vào đại học (ĐH) năm nay diễn ra theo trình tự được chuẩn bị chu đáo. Từ trước ngày thi, đầu tháng 7/2011 nhiều phụ huynh tỉnh xa đưa con em về Cần Thơ tìm chỗ trọ ăn nghỉ, làm quen đường sá và địa điểm thi. Tới khi bước vào ngày thi đầu mới thấy biết bao cảnh vất vả đường xa của những người cha, bà mẹ nghèo từ quê theo con ra thành đi thi.

Vào ngày thi đầu tiên 4/7, từ sáng sớm người ta đã nghe tiếng xe máy rền vang đổ về khắp nẻo đường phố Cần Thơ. Bây giờ có cầu Cần Thơ quả thật tiện lợi, một số gia đình vùng lân cận bên kia sông Hậu tỉnh Vĩnh Long hay Trà Vinh có thể chở con em tới điểm trường sớm kịp giờ thi đầu ngày. Trong khi đó cách Cần Thơ 20-30 cây số, từ Phụng Hiệp (Hậu Giang) hay Kế Sách (Sóc Trăng) phụ huynh cũng chạy xe mô tô như bay chở học sinh đi thi sớm và xem như tiết kiệm được một khoảng tiền nhà trọ.

Với những gia đình ở thật xa như Anh Hữu, dân huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) thì không có cách nào khác là phải đưa con về Cần Thơ trước ngày thi 3 ngày. Đó là những gia đình là có điều kiện khấm khá. Con nhà nghèo ở xa thì chắt góp hoặc vay mượn tiền cho con đi thi.

Trong ngày thi đầu có một hình ảnh động lòng khi gặp ông Hồ Thanh Sơn, 75 tuổi ở thị trấn Mỹ Xuyên, Sóc Trăng đưa con gái Hồ Minh Thảo thi vào ngành công nghệ thông tin trường ĐH Cần Thơ. Nghe ông kể gia cảnh ông nghèo lắm, phần vì lập gia đình trễ nên “cha già con muộn”. Ông Sơn nay đã 75 tuổi ngày ngày phải lặn lội đi bán vé số kiếm ba bốn chục ngàn đồng, còn bà vợ ông 68 tuổi phải còng lưng hái rau muốn đổi gạo nuôi con. Gia đình ông Sơn có 2 đứa con, Thảo là con gái lớn. Ngày đưa con đi thi cả nhà ông phải chạy vay mượn hàng xóm được gần 1,5 triệu đồng gọi là “lộ phí đường xa”. Ông ngậm ngùi: “Cha mẹ mình vốn đã nghèo, đời mình cũng nghèo nên cố làm sao cho đời con mình có chút chữ nghĩa thoát cảnh bần hàn”.

LĐLĐ 13 tỉnh thành ĐBSCL phối hợp báo Lao Động tổ chức chương trình hỗ trợ 4.500 chỗ trọ miễn phí cho TS nghèo. Bên cạnh đó cung cấp 500 suất ăn miễn phí và chiếu ngủ, mùng, mền, nhang trừ muỗi…cho các thí sính có hoàn cảnh khó khăn. Riêng ký túc xá của Trường ĐH Cần Thơ bố trí hơn 3.460 chỗ ở cho thí sinh, tăng gấp rưỡi so với dự kiến ban đầu của đợt 1 kỳ thi tuyển sinh.

Thật khó mà biết được trong số hàng trăm phụ huynh đứng ngồi ngoài cổng các điểm trường thi còn có ai nghèo khó hơn ông Sơn. Trong số người miền quê thu nhập ít ra chốn thị thành dù chỉ mấy ngày cũng chẳng dám tiêu xài. Tiền để dành uống trà đá, đi xe. Ngán nhất là lo cái khoản ăn uống. Vì vậy hàng quán cơm chay mấy ngày này vì giá rẻ 10.000-13.000 đồng/tô bún hay một đĩa cơm trở nên đông khách. Trong khi vào mấy ngày thi đã tạo cơ hội cho một số hàng quán, phòng trọ ở khu trung tâm TP Cần Thơ tăng giá 15-20% so ngày thường.

Một điểm sáng của những tấm lòng ghi nhận trong kỳ thi ĐH tại Cần Thơ năm nay là bên cạnh các cơ quan, tổ chức từ thiện vận động chỗ trọ miễn phí, tổ cơm từ thiện lo cho thí sinh nghèo trong đợt thi này được bà Nguyễn Thị Khánh, ở phường An Cư vận động với hơn 30 mạnh thường quân đóng góp tiền, gạo, nước tương, dầu ăn… phát cơm miễn phí cho hơn 450 phần cơm cho thí sinh/ngày. Bà Khánh nói: “Tổ cơm từ thiện sẽ phục vụ trong hai ngày thi đợt 1 và cả trong ngày thi của đợt 2 sắp tới.”

So với các trường ĐH trong vùng, cụm thi vào trường ĐH Cần Thơ hiện vẫn là điểm lựa chọn hội tụ đông đảo thí sinh khắp các tỉnh, thành trong vùng, kể cả một số tỉnh thành khu vực miền Đông, miền Trung. Trong ngày 3/7 có hơn 43.800 thí sinh đến làm thủ tục thi (vắng hơn 8.500 thí sinh), đạt 83,7% số lượng thí sinh đăng ký dự thi.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm