| Hotline: 0983.970.780

ĐBSH cấy đại trà vụ ĐX: Nơm nớp bệnh “lùn”!

Thứ Tư 24/02/2010 , 10:17 (GMT+7)

Hôm qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng đã có chuyến kiểm tra tình hình gieo cấy vụ ĐX 2009-2010 tại một số tỉnh ĐBSH.

Hôm qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng đã có chuyến kiểm tra tình hình gieo cấy vụ ĐX 2009-2010 tại một số tỉnh ĐBSH. 

Đến thời điểm này, các địa phương đã khắc phục được cơ bản khó khăn về nước tưới nên việc gieo cấy đúng tiến độ. Tại xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường), chị Mai Thị Rường (xóm 17, đội 10) cho Thứ trưởng Bùi Bá Bổng biết, vụ ĐX năm nay nhà chị có hơn 7 sào đất lúa cấy toàn bộ bằng giống Bắc thơm 7.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng (thứ hai từ phải sang) cùng lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định kiểm tra tình hình gieo cấy tại huyện Xuân Trường

Theo đúng lịch thời vụ của HTX thông báo, từ ngày mồng 7 Tết gia đình chị Rường cũng như nông dân xã Xuân Tiến đồng loạt xuống đồng. Mặc dù năm nay mực nước từ các trục kênh chính dẫn vào nội đồng có thấp hơn mọi năm chút ít nên phải tát mất 2 ngày nhưng nhìn chung không có tình trạng thiếu nước. Theo HTX Xuân Tiến thì đến thời điểm này, Xuân Tiến cũng như nhiều xã lân cận trong huyện Xuân Trường (Nam Định) đã cơ bản cấy xong 70% diện tích lúa vụ ĐX.

Còn theo báo cáo từ Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định, tới hôm qua toàn tỉnh đã gieo cấy được trên 55% diện tích. Một số huyện như Hải Hậu, Giao Thủy, Xuân Trường...đạt tiến độ nhanh với hơn 75% diện tích. Nam Định lên kế hoạch gieo cấy 100% diện tích xuân muộn, phấn đấu đưa lúa lai lên trên 50%. Tuy nhiên ông Lê Xuân Thủy, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh nhận định diện tích lúa lai cao nhất chỉ khoảng 35% do giá giống lúa lai năm nay quá cao.

Tại Thái Bình tính đến hôm qua, việc gieo cấy vụ ĐX đã đạt trên 70% diện tích. Tại 3 huyện ven biển từng là “rốn dịch" lùn sọc đen (LSĐ) trong vụ mùa năm 2009 gồm Tiền Hải, Thái Thụy và Kiến Xương, nông dân đang tập trung cấy đại trà lúa xuân muộn. Khoảng 10% diện tích lúa gieo cấy trà xuân sớm (từ 23 đến 28 Tết) đến thời điểm này đang phát triển tốt. Chỉ có khoảng 100 hecta lúa gieo thằng trước Tết tại huyện Đông Hưng do gặp đợt rét đậm nên tỉ lệ nảy mầm thấp nông dân đang tiến hành cấy lại.

Ông Vũ Văn Thặng - Cục trưởng Cục Thủy lợi khẳng định tới thời điểm này ĐBSH không còn lo chuyện thiếu nước phục vụ gieo cấy. Duy chỉ còn lại một số nơi ở Vĩnh Phúc thiếu nước cục bộ. Trước kiến nghị của Thái Bình, Nam Định xin hỗ trợ kinh phí chống hạn vụ ĐX 2009-2010, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cho biết sẽ có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ.

Thuận lợi là vậy nhưng còn nhớ vụ mùa năm 2009, bệnh LSĐ đã phá rụi hơn 12.00 hecta lúa tại Thái Bình và Nam Định. Việc phòng căn bệnh nguy hiểm này hiện đang được 2 tỉnh triển khai ráo riết. Tuy nhiên hiện tại, nguy cơ bùng phát dịch VL-LXL và LSĐ trên lúa tại các vùng dịch vẫn tiềm ẩn. Theo Chi cục BVTV Thái Bình nhận định thì trong thời gian tới, sẽ có một đợt rầy di trú mới khiến nguy cơ tái bùng phát bệnh LSĐ hết sức cao. 

Qua kiểm tra theo dõi rầy bằng bẫy đèn cho thấy tỉ lệ rầy lưng trắng – môi giới truyền bệnh LSĐ đều đang xuất hiện với mật độ khá cao. Đặc biệt tại Giao Thủy (Nam Định) có đêm phát hiện hơn 20 cá thể rầy lưng trắng/bẫy 1 bẫy đèn. Ông Trần Xuân Định – PGĐ Sở NN-PTNT Thái Bình lo lắng: “Việc gieo cấy vụ ĐX đến nay cơ bản thuận lợi. Tuy nhiên chưa thể khẳng định điều gì khi dịch LSĐ có thể xẩy ra bất kỳ lúc nào”.

Trước tình hình này, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đã chỉ đạo cho Cục BVTV trong thời gian tới phải tăng cường cán bộ chuyên môn xuống “nằm vùng” theo dõi diễn biến của rầy nhằm chủ động phòng tránh. “Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm trên lúa. Chỉ có phòng là chính chứ để tới lúc bệnh bùng lên rồi thì chỉ còn nước cày đất vùi lúa đi mà thôi” – Thứ trưởng Bổng nhấn mạnh. Ông Bùi Sỹ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết mặc dù từ cuối năm 2009, Cục đã bố trí cán bộ về theo dõi diễn biến của rầy nhưng tới đây, Cục sẽ tăng cường thêm ít nhất 2 cán bộ nữa về Nam Định, Thái Bình.

Xem thêm
Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm