| Hotline: 0983.970.780

Dị nhân tuyên bố dùng "siêu năng lực" ngăn mưa dịp Đại lễ

Thứ Hai 06/09/2010 , 15:42 (GMT+7)

Một nhà nghiên cứu của Việt Nam vừa tuyên bố có thể dùng siêu năng lực “ngăn mưa, bão” suốt 1 tuần trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thay vì chi kinh phí 1 tỉ đô la (khoảng gần 20.000 tỉ đồng), thì Hà Nội chỉ cần chi cho ông 7 tỷ 150 triệu đồng để làm việc này.

Một nhà nghiên cứu của Việt Nam vừa tuyên bố có thể dùng siêu năng lực “ngăn mưa, bão” suốt 1 tuần trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thay vì chi kinh phí 1 tỉ đô la (khoảng gần 20.000 tỉ đồng), thì Hà Nội chỉ cần chi cho ông 7 tỷ 150 triệu đồng để làm việc này.

Trao đổi với PV, nhà nghiên cứu này cho biết, không cần phải tốn đến 1 tỷ USD để thực hiện việc bắn mây ngăn mưa. Chỉ cần 7 tỷ 150 triệu đồng, ông cam kết thời tiết trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội ở Hà Nội sẽ không có một hạt mưa nào. Tiết trời mát mẻ và sẽ có nắng để chụp ảnh. Nhà nghiên cứu này cũng khẳng định, thời gian sẽ do Ban tổ chức Đại lễ ấn định.

Hà Nội ngập nước sau một trận mưa rất lớn

Nhà nghiên cứu này cũng cho biết, ông đem danh dự mấy chục năm hoạt động nghiên cứu cũng như tất cả những học thuyết mình đã đưa ra để đảm bảo. Số tiền 7 tỷ 150 triệu, ông sẽ nhận sau dịp Đại lễ, khi sự việc đã xảy ra đúng như ông khẳng định.

Ông cho biết: "Tôi muốn đưa những thông tin ban đầu này qua báo chí để các cơ quan chức năng của Hà Nội biết được mong muốn của một công dân muốn đóng góp công sức để Đại Lễ thành công tốt đẹp. Nếu các cơ quan chức năng quan tâm, tôi sẽ tiếp tục có ý và thảo luận nghiêm túc đề nghị này".

Nhà nghiên cứu cho biết thêm: Nếu các cơ quan chức năng quan tâm, ông muốn có buổi làm việc chính thức và tổ chức hội thảo khoa học vào một thời điểm thích hợp để công bố phương pháp thực hiện việc "ngăn mưa, đuổi bão" của mình. Phương pháp này cơ bản dựa trên ý chí và năng lực của chính ông.

Trước khi bài báo lên khuôn, để minh chứng mong muốn đóng góp của mình cho Đại Lễ, nhà nghiên cứu đã quyết định rút lại đề nghị kinh phí 7 tỉ 150 triệu đồng. Ông cho biết: "Nếu các cơ quan tin tưởng, tôi sẽ thực hiện việc ngăn mưa, đuổi bão mà không nhận bất cứ một thù lao nào".

Được biết, chiều 10/8 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với đề xuất của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo là không “bắn mây” ngăn mưa. Do thời gian diễn ra Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (từ ngày 1-10/10) là thời điểm thường xảy ra các đợt mưa, giông và dễ ngập lụt… nên theo kịch bản dự kiến ban đầu, nếu thời tiết không được thuận lợi thì có thể sẽ dùng phương án “bắn mây” để Đại lễ diễn ra được suôn sẻ.

Tuy nhiên, kinh phí cho việc này là khá lớn. Mỗi lần "bắn mây" để ngăn mưa trong 3 ngày có thể tiêu hết hơn 1 tỷ USD đồng thời phương án này cũng đòi hỏi những kỹ thuật rất phức tạp và không thể “bắn” trong trường hợp mưa bão.

Do vậy, Phó Thủ tướng nêu ý kiến, nếu thời tiết không thuận lợi thì Đại lễ sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Dự kiến, Lễ khai mạc hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ diễn ra vào sáng 1/10 tại vườn hoa Lý Thái Tổ; Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành sáng 10/10 tại Quảng trường Ba Đình và Đêm hội văn hóa nghệ thuật vào tối 10/10 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Bắn mây, ngăn mưa bằng cách nào?

Theo anh Phan Thanh Hiền, Chủ nhiệm CLB Thiên văn Bách khoa (http://thienvanbachkhoa.org), ngày nay công nghệ tạo mưa đã được áp dụng ở một số nước trên thế giới. Các nhà khoa học sử dụng hợp chất chính là I-ốt Bạc (AgI) để tạo mưa ở khu vực mong muốn.

"Lý thuyết quá trình làm mưa nhân tạo gồm 3 giai đoạn. Đầu tiên người ta dùng máy bay để phun hoá chất kích thích khối không khí đi lên và tạo thành mây. Hoá chất được sử dụng trong giai đoạn này là CaCl2, CaC2, CaO, hợp chất của muối và urê, anlonium nitrat. Những hợp chất này có khả năng hấp thụ hơi nước từ khối không khí nên kích thích quá trình ngưng tụ.

Tiếp theo là giai đoạn tích luỹ. Trong giai đoạn này, số lượng hạt nhân ngưng kết và mật độ hạt mát tăng lên trong những đám mây.

Ở giai đoạn cuối, máy bay phun vào các khối mây các loại hoá chất chậm đông gồm iốt bạc (AgI) và băng khô (CO2 đóng băng). Chúng sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng ở mức cao nhất, tạo ra nhiều hạt nước. Khi kích thước hạt nước đủ lớn chúng sẽ rơi xuống đất.

Trong trường hợp muốn ngăn mưa theo như lý luận của các nhà khoa học, họ sẽ tạo mưa trước khi đến thời điểm cần thời tiết khô ráo. Nghĩa là, nếu xuất hiện một đám mây ở khu vực đó, họ sẽ cố gắng khiến đám mây đó sớm hóa thành mưa và tan đi.

Như vậy, để có thể ngăn mưa ở một khu vực nào đó, các nhà khoa học và khí tượng học sẽ phải tính toán kỹ hướng gió, từ đó có thể "bắn rụng" các đám mây trước khi chúng tiến vào khu vực cần ngăn mưa.

Tuy nhiên xác suất thành công cũng không cao. Nếu có một đám mây quá lớn, sẽ rất tốn nguyên liệu để đám mây đó hóa thành mưa trước khi vào khu vực ngăn mưa. Không loại trừ khả năng đám mây đó đã tiến vào khi chưa kịp “bắn rụng”.

Để triệt tiêu hoàn toàn đám mây lớn gây mưa cần rất nhiều nguyên liệu tạo mưa và cũng cần xem xét thêm vấn đề kinh phí và môi trường khi tiến hành biện pháp “bắn mây ngăn mưa” này”, Phan Thanh Hiền khẳng định.

(Theo VTC News)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm