| Hotline: 0983.970.780

Dịch sâu ong bùng phát tại huyện Ba Bể

Thứ Sáu 11/04/2014 , 12:11 (GMT+7)

Tại trung tâm dịch bùng phát, có cây mỡ sâu bám dày đặc, người dân đã bắt được khoảng 1 kg sâu/cây.

Những ngày nắng ấm và ẩm ướt đầu tháng 4/2014, dịch sâu ong ăn lá mỡ đã bùng phát mạnh mẽ tại các xã Chu Hương, Yến Dương, Mỹ Phương, Hà Hiệu, Phúc Lộc... huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Nhiều cánh rừng mỡ tại huyện này bị trụi lá, còn người trồng rừng vất vả khi phải leo núi bắt sâu dập dịch.

Theo ước tính của các cơ quan chức năng, diện tích sâu ong xuất hiện và tàn phá ở các xã có rừng mỡ tại Ba Bể có thể đến cả nghìn ha.

Nếu chỉ tính riêng xã Chu Hương là trung tâm dịch bùng phát, có cây mỡ sâu bám dày đặc, người dân đã bắt được khoảng 1 kg sâu/cây, còn số diện tích cây mỡ bị nhiễm sâu ong của xã này đã hơn 500 ha.

Ông Hoàng Văn Danh - Chủ tịch xã Chu Hương cho hay: "Kinh phí dự phòng của xã tuy hạn hẹp, nhưng dập dịch bệnh cây trồng cho bà con là quan trọng và ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi mới tổ chức triển khai trong 2 ngày, từ mùng 7 đến  9/4, người dân trong xã đã hăng hái leo núi bắt sâu dập dịch, xã đã tổ chức thu mua, tiêu hủy được gần 2 tấn sâu rồi. Tuy nhiên, việc khó nhất vẫn là dập dịch tận gốc, vì những cây mỡ 5 tuổi rất cao, việc bắt sâu cũng chỉ diễn ra với cây thấp hoặc chỗ thấp. Còn chỗ cao thì phun hóa chất cũng rất khó triệt để, vì địa hình dốc cao, cành lá cây che chắn, nên rất khó khăn cho các biện pháp dập dịch..."

Để tổ chức diệt dịch, từ sáng ngày 7/4, huyện Ba Bể đã chỉ đạo các xã đã tổ chức tuyên truyền đến các thôn, xã và vận động nhân dân đồng loạt vào cuộc diệt trừ sâu bệnh.

Trước mắt, huyện chỉ đạo các xã tự bỏ nguồn kinh phí dự phòng năm 2014 để tổ chức thu mua sâu ong, với giá ban đầu là 50.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, sâu quá nhiều và dễ bắt, chỉ trong 2 ngày đầu tiên ở xã Chu Hương, bà con đã kéo nhau lên rừng bắt được hơn 1.800 kg, sâu và nhộng ong để "bán" cho xã, có người thu được vài trăm nghìn đồng/ngày công.

Trước tình hình sâu nhiều, tiền ít đã buộc huyện và các xã tính lại và giảm mức giá mua sâu ong xuống còn 25.000 đồng/kg, kể từ sáng ngày 10/4.


Thu mua sâu tại UBND xã Chu Hương huyện Ba Bể

Sau khi hạ giá thu mua sâu ong, số lượng người dân đi bắt sâu có vẻ ít dần, số sâu thu mua được cũng ít hơn. Vì phần nhiều người dân cho rằng, con sâu này độc hại, nếu không may mà bị dính vào nhựa của nó sẽ gây lên bỏng dát, ngứa ngáy. Có người lên rừng bắt sâu được một ngày đầu, rồi không dám bắt nữa vì dính nhựa của chúng làm dị ứng ngoài da.

Do đó, ở xã Mỹ Phương ban đầu loan báo là có nhiều sâu phá, nhưng đến khi thu mua cả ngày 10/4 chỉ được khoảng 600 kg. Còn xã Yến Dương cũng bắt đầu thu mua từ 10/4, nhưng các tổ thu gon mua được rất ít sâu ong. 

Trao đổi với NNVN về vấn đề này, bà Đặng Thị Anh Thơ - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Ba Bể được biết: "...các ngọn núi trồng mỡ ở Ba Bể thường là đầu nguồn các sông suối, nên giải pháp của huyện đưa ra là bắt sâu. Vì quy luật của loại sâu này có vòng đời 30 đến 40 ngày tuổi, lúc chúng tàn phá mạnh nhất cũng là lúc chúng sắp bò xuống đất vào kén làm tổ, chọn phương án bắt là an toàn nhất và đảm bảo vệ sinh môi trường. Vì nếu có phun thuốc cũng sẽ rất khó, khi sâu ở trên cao phun thuốc không thể triệt để, còn khi chúng đã xuống đất làm kén rất khó diệt trừ. Còn về vấn đề giá thu mua, huyện sẽ phối hợp chặt chẽ với xã tính toán từng thời điểm thu mua sao cho phù hợp với công sức của người dân khi tham gia bắt sâu diệt dịch..."

Sâu ong đã tàn phá rừng mỡ tại Bắc Kạn từ mấy năm nay, nhưng các biện pháp dập dịch đều không hiệu quả, vì loại sâu này không có địch thủ, chúng cứ phát triển tự nhiên theo quy luật vòng đời. Chúng chỉ ăn lá cây mỡ rừng trồng, gây bức xúc cho bà con nông dân sống bằng nghề rừng ở Bắc Kạn.

Bà con nông dân đang tha thiết đề nghị các ngành chức năng ở Trung ương sớm vào cuộc giúp bà con nông dân Bắc Kạn cứu cánh những rừng mỡ khỏi sự phá hoại của loại sâu này.

Xem thêm
Hà Nội sắp hoàn thành 12 quận an toàn bệnh dại

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, sẽ xây dựng vùng an toàn bệnh dại đối với cấp xã, phường, chứ không chỉ dừng lại ở cấp quận.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm