| Hotline: 0983.970.780

Doanh nhân Thái Bình chế tạo tàu ngầm lặn bùn, vượt cạn

Thứ Năm 24/09/2015 , 10:08 (GMT+7)

Sau thành công của tàu ngầm Trường Sa 1, doanh nhân ở Thái Bình tiếp tục chế tạo thành công tàu ngầm có khả năng lặn dưới bùn và vượt cạn, có camera dẫn đường.

 
tau-1-4035-1443056685.jpg
Tàu ngầm mới có thể lặn dưới bùn có kích thước tương đương với tàu Trường Sa 1. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Quốc Hòa, người chế tạo và thử nghiệm thành công tàu ngầm Trường Sa 1 vào năm ngoái, cho biết đã chế tạo thêm tàu ngầm mới có nhiều tính năng vượt trội so với trước đó và dự kiến sáng 24/9 cho xuống bể nước sâu 4 m thử nghiệm.

Theo ông Hoà, tàu ngầm mini mới có nhiều tính năng so với tàu ngầm Trường Sa 1 và tiến gần hơn với thực tế của các loại tàu ngầm đang hoạt động hiện nay, như: có thể nằm trong bùn và từ bùn chui ra ngoài, có thể lặn sâu và hoạt động nhiều ngày dưới biển, tiến ra biển không cần thuỷ triều, đi vào khu nước cạn tự vượt ra và không bị mắc cạn.

Ngoài ra, tàu ngầm có thêm nhiều tính năng hiện đại khác, như: có thể liên lạc tầm xa dưới biển nhiều ngày, có gắn hệ thống camera giám sát dưới nước, có hệ thống máy tính dẫn đường. Tàu ngầm mini mới có kích thước tương đương với tàu Trường Sa 1 và được cấu tạo bởi các loại vật liệu tương tự. 

tau-2-7572-1443056685.jpg
Khoang lái của tàu được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, như: camera quan sát, máy tính dẫn đường. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo doanh nhân này, để chế tạo thành công con tàu phải mất một năm và đầu tư khá tốn kém. "Trong lúc chờ đợi nhà nước nghiên cứu tàu Trường Sa 1 để cấp phép, tôi đã bỏ tiền ra nghiên cứu và làm con tàu thứ hai này, dự kiến đặt tên là Hoàng Sa, Bạch Đằng hay Biển Đông", ông Hoà nói.

Ngoài con tàu này và tàu Trường Sa 1, ông Hòa đang hoàn thiện tàu Trường Sa 2, với nhiều đặc điểm vượt trội và hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của nhân dân cũng như được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

Trước đó tháng 4/2014, tàu ngầm mini Trường Sa 1 của doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa thu hút sự chú ý của dư luận khi thử nghiệm thành công dưới hồ và lặn nhịp nhàng. Nhiều cơ quan chức năng đã tới tham quan con tàu, như Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình, Viện Kỹ thuật hải quân Hải Phòng.

 

(vnExpress)

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Hưng Long 555- ‘lựa chọn vàng’ cho nông dân ĐBSCL và Đông Nam bộ

ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất