| Hotline: 0983.970.780

Dự báo dịch hại tuần từ 4-10/3

Thứ Hai 04/03/2013 , 10:33 (GMT+7)

Đạo ôn tiếp tục phát sinh, gây hại tăng về diện tích và mức độ trên trà lúa đẻ rộ - con gái trong điều kiện thời tiết thuận lợi, đặc biệt trên các giống nhiễm.

1. Các tỉnh phía Bắc

a) Trên mạ, lúa

- Đạo ôn tiếp tục phát sinh, gây hại tăng về diện tích và mức độ trên trà lúa đẻ rộ - con gái trong điều kiện thời tiết thuận lợi, đặc biệt trên các giống nhiễm. Cần theo dõi chặt chẽ những vùng thấp trũng, đất cát, thịt nhẹ, mật độ gieo, cấy dày, bón đạm nhiều để phát hiện bệnh sớm và tổ chức phòng trừ kịp thời khi còn diện hẹp.

- Chuột tiếp tục phát sinh tăng trên lúa đẻ nhánh – đứng cái, hại nặng ở những vùng lúa gieo thẳng gần gò đồi và vùng hạn; đặc biệt tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị. Cần tổ chức chỉ đạo và thực hiện diệt chuột ngay từ đầu vụ gieo cấy.

- Bệnh lùn sọc đen, lùn xoắn lá phát sinh trên lúa cuối đẻ nhánh. Kiểm tra theo dõi chặt chẽ, tiêu hủy nguồn bệnh trên đồng ruộng kịp thời; đồng thời phòng trừ rầy mang bệnh là môi giới truyền bệnh.

- Ốc bươu vàng hại tăng trên lúa mới cấy, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ và phòng trừ kịp thời.

b) Trên cây mía

Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc tại Nghệ An. Cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy nguồn bệnh và thay thế những diện tích mía đã lưu gốc nhiều năm.

2. Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên cây lúa

- Chuột tiếp tục gia tăng gây hại mạnh, diện rộng trên lúa đông xuân giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, rải rác nặng cục bộ các khu ruộng vùng ven làng, đồi gò... Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến và thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

- Rầy nâu, rầy lưng trắng tăng nhanh trên lúa đòng – trỗ, nhất là các tỉnh duyên hải. Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời ở những diện tích có mật độ cao.

- Bệnh đạo ôn lá phát sinh giai đoạn đẻ nhánh – con gái, cổ bông hại chủ yếu giống nhiễm lúa trà sớm giai đoạn làm đòng - trỗ chắc. Tiếp tục theo dõi và phòng trừ kịp thời ở những diện tích có tỷ lệ cao.

b) Cây trồng khác

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn chắc quả - thu hoạch.

3. Các tỉnh phía Nam

- Dự báo trong tuần tới rầy nâu bắt đầu nở từ ngày 4-11/3/2013. Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu không để xảy ra hiện tượng tượng cháy rầy và lan truyền bệnh VL&LXL trên lúa hè thu sớm.

Đối với các địa phương chuẩn bị xuống giống lúa hè thu 2013: Đảm bảo “gieo sạ tập trung, đồng loạt, né rầy”. Đồng thời, làm tốt vệ sinh đồng ruộng, áp dụng triệt để kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng”.

- Bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh và gây hại trên trà lúa đẻ nhánh đến làm đòng. Chú ý theo dõi những ruộng sử dụng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa đạm. Tiến hành phun thuốc đặc trị bệnh kịp thời.

- Chuột gia tăng mật độ, nhất là những ruộng gần bờ đê lớn, gần vườn tạp... hại tăng trên trà lúa làm đòng – trỗ. Cần phát động nông dân hưởng ứng phong trào diệt chuột.

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

Bệnh đạo ôn lá, thân: phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện.

Đạo ôn cổ bông: phun ngừa Beam 75WP 2 lần vào trước và sau trổ đều.

Rầy nâu: phun Applaud 10WP với liều 80-100g/bình 16 lít, phun khi rầy ở tuổi 1-3, phun kỹ gốc lúa.

Trường hợp với áp lực rầy cao và gối lứa, sử dụng: Applaud10WP+Hoppecin 50EC.

Sâu cuốn lá nhỏ (giai đoạn lúa trên 40 ngày đến có đòng) phun một trong các thuốc sau: Wellof 330EC, Mimic 20SC, phun khi sâu tuổi nhỏ.

Ốc bươu vàng:

+ Rải Honeycin 6GR với liều 5-6kg/ha, hoặc rải theo rãnh.

+ Kết hợp: diệt cỏ và ốc cùng lúc với bộ HAI: thuốc trừ cỏ SIRIUS 10WP + thuốc trừ ốc HONEYCIN 6GR (bộ HAI-SH) + Cử phân đầu vào 3 – 7 NSS.

Bọ xít hôi (Bọ hút, bọ xít dài): phun Suco 50EC khi lúa vừa trổ đều.

Cây tiêu:

Tuyến trùng rễ: Sử dụng Oncol 25WP tưới xung quanh gốc, rễ vào cuối mưa.

Xem thêm
Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm