| Hotline: 0983.970.780

Dù khó cũng không chạy theo thành tích xây dựng NTM

Thứ Sáu 14/07/2017 , 08:05 (GMT+7)

Mới đây, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị giao ban hệ thống Văn phòng Điều phối NTM cấp tỉnh, huyện và các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2017.

14-52-39_2
Bộ mặt NTM toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến

Theo báo cáo, tổng nguồn lực cho Chương trình xây dựng NTM 6 tháng đầu năm 2017 là 3.139,24 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách các cấp trực tiếp cho chương trình 1.159,89 tỷ đồng; vốn lồng ghép 948,809 tỷ đồng; vốn tín dụng 473,45 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 170,352 tỷ đồng; vốn huy động từ cộng đồng dân cư 367,416 tỷ đồng; vốn khác 19,326 tỷ đồng.

Kế hoạch năm 2017, phấn đấu có 1 huyện (Quảng Xương) và 37 xã đạt chuẩn NTM. Đối với huyện Quảng Xương, tiêu chí huyện mới đạt 6/9 tiêu chí, vẫn còn 5 xã chưa đạt chuẩn NTM. Tính đến đầu tháng 5/2017, bình quân 37 xã trong danh sách đạt 14,7 tiêu chí, có 10 xã đạt trên 16 tiêu chí, hiện chưa có xã nào cán đích.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Đức Năng, Phó Chánh văn phòng Xây dựng NTM tỉnh nhìn nhận, bên cạnh những mặt thuận lợi thì quá trình thực hiện vẫn còn những khó khăn, thách thức.

Cụ thể, việc nguồn vốn từ chương trình phân bổ chậm đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện. Việc duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM ở nhiều địa phương còn xem nhẹ, chưa sâu sát; Công tác rà soát, đánh giá các tiêu chí đạt chuẩn NTM sau khi có Quyết định số 1415/2017/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh ở một số địa phương còn chậm, chưa tích cực...

“Mục tiêu có 37 xã, 1 huyện đạt chuẩn NTM là một thách thức, đòi hỏi các đơn vị liên quan phải có cách làm khoa học, nỗ lực hết sức mình mới hoàn thành được. Việc thẩm tra, công nhận phải khách quan, trung thực, nhất định không chạy theo thành tích bằng mọi giá”, ông Trần Đức Năng khẳng định.

Đến tháng 5/2017, nợ xây dựng cơ bản ở 37 xã là 121,238 tỷ đồng (bình quân 3,37 tỷ đồng/xã). Nhiều xã có số nợ đọng cao như Quảng Khê (Quảng Xương) nợ 5,018 tỷ đồng; Thanh Sơn (Tĩnh Gia) nợ 8,7 tỷ đồng; Đông Anh (Đông Sơn) nợ 16,2 tỷ đồng; Hoằng Đạo (Hoằng Hóa) nợ 11,875 tỷ đồng; Hoằng Lưu (Hoằng Hóa) nợ 11,709 tỷ đồng...

Ngược lại, một số xã hiện không còn nợ, tiêu biểu như xã Tân Lập (Bá Thước); Cán Khê (Như Thanh); Thọ Thanh (Thường Xuân); Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy); Xuân Yên (Thọ Xuân); Hoằng Long (TP. Thanh Hóa); Nga Thái (Nga Sơn).

 

Xem thêm
Hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Hà Nội

Nội dung thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thạc sĩ kinh tế đối ngoại nghỉ việc về quê trồng rau sạch

Mỗi năm chị Dung thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ tiền bán rau thủy canh. Đây cũng là mô hình trồng rau thủy canh thương mại đầu tiên tại Thanh Hóa.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.