| Hotline: 0983.970.780

Đừng lo chuyện sẽ có siêu sâu, siêu cỏ

Thứ Sáu 07/09/2012 , 11:18 (GMT+7)

Tiến sĩ Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp khẳng định thế giới không thể đi theo con đường của Châu Âu…

Liên quan đến các trường phái ủng hộ và phản đối kịch liệt cây trồng biến đổi gen, Tiến sĩ Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp khẳng định thế giới không thể đi theo con đường của Châu Âu…


Tiến sĩ Lê Huy Hàm: Đừng lo chuyện sẽ có siêu sâu, siêu cỏ

Xin ông tóm tắt kết quả khảo nghiệm ngô biến đổi gen ở Việt Nam?

Chúng ta đã khảo nghiệm diện hẹp, diện rộng ngô biến đổi gen ở nhiều địa phương như Sơn La, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đắc Lắc, Đồng Nai… Kết quả đến nay khẳng định ngô biến đổi gen an toàn, không làm thay đổi hệ sinh thái khi canh tác. Về hiệu quả, nhiều người thắc mắc ngô biến đổi gen cho năng suất cũng chỉ bằng ngô thường thì trồng để làm gì? Ngô biến đổi gen vẫn chỉ là những giống ngô thông dụng nhưng đã thêm vào một gen kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ, chịu hạn…

Đợt khảo nghiệm khả năng kháng sâu ở trại Vũ Di, tỉnh Vĩnh Phúc đúng thời vụ sâu bệnh nhiều nên ngô biến đổi gen cho năng suất gần gấp đôi ngô thường. Theo tôi nếu chỗ nào có nhiều cỏ dại, sâu bệnh hoặc diện tích lớn thì nên trồng ngô biến đổi gen còn không thì thôi. Chỉ khi gặp những điều kiện bất lợi cây biến đổi gen mới thể hiện sự ưu việt hơn hẳn cây thường.

Tại sao dư luận vừa rồi lại có những luồng phản đối rất mạnh đánh vào cây trồng biến đổi gen?

Tôi lấy ví dụ nếu có công nghệ giúp hệ thống đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh rút ngắn thời gian tàu chạy chỉ còn khoảng 10 giờ thì nhiều khách đi máy bay sẽ chuyển sang đi tàu, tất nhiên là các hãng hàng không sẽ chống đối kịch liệt công nghệ mới này. Khi một công nghệ mới ra đời sẽ có lợi cho một nhóm nào đó và ngược lại. Tôi vẫn thường nhận được những cú điện thoại, thư từ cảnh báo về tác hại của ngô biến đổi gen nhưng tôi cho rằng đó cũng là do lợi ích nhóm, do một nhóm nào đó đang quyên góp tiền để chống lại. Tại sao Châu Âu chống cây trồng biến đổi gen? Mật độ dân số của họ thưa, chỉ bằng khoảng 1/6 Châu Á, đất đai rộng cộng thêm công nghệ sản xuất đã cực kỳ phát triển nên Châu Âu thường đối phó với vấn đề sản xuất thừa hơn là thiếu.

Ở châu lục này tỷ lệ tiền người dân chi tiêu cho vấn đề thực phẩm rất thấp, chỉ chiếm 6-7% thu nhập nên họ chọn thức ăn tốt nhất, an toàn nhất và truyền thống. Phần còn lại của thế giới thì ngược lại, dân số đông, tăng nhanh. Như Việt Nam mỗi năm tăng cả triệu miệng ăn nếu tính trong một năm thì chưa thấy vấn đề gì nhưng thử hỏi sau 30 năm nữa tăng thêm 30 triệu dân quả là kinh khủng. Do đó, với phần còn lại của thế giới sự lựa chọn ít hơn, phải sử dụng những công nghệ giúp cải thiện sản xuất nên đừng so sánh với Châu Âu làm gì. Người Châu Âu chống cây trồng biến đổi gen, họ thành lập hẳn Viện an toàn sinh học để ngày đêm nghiên cứu, tìm ra những chứng cứ khoa học. Tuy nhiên, mấy chục năm qua họ có tìm được chứng cứ khoa học nào đâu? Mạng Internet là một bãi rác thông tin nên những thông tin ngược chiều về cây trồng biến đổi gen mà không có chứng cứ khoa học thì cần phải xem xét lại.

Người ta lo ngại sẽ có một ngày hình thành “siêu sâu” chống được gen kháng sâu, “siêu cỏ” chống lại gen kháng thuốc trừ cỏ, ý ông thì sao?

Điều này cũng giống như dùng thuốc kháng sinh lâu ngày sẽ bị nhờn. Nhu cầu sinh tồn, chọn lọc tự nhiên sẽ có thể phát triển thành loại sâu mới chống được gen kháng sâu trong cây biến đổi gen. Các nhà khoa học đã lường trước điều này từ những ngày đầu tiên ứng dụng cây trồng biến đổi gen và đối phó bằng cách trong cánh đồng trồng cây biến đổi gen rộng mênh mông sẽ xen những hàng cây thông thường. Điều đó sẽ giảm áp lực chọn lọc tự nhiên, làm chậm tính kháng lại. Chuyện hình thành “siêu cỏ”, phun thuốc trừ cỏ không chết cũng có thể xảy ra dù xác suất cực kỳ thấp. Không có cách nào khác giới khoa học phải luôn nghiên cứu, tìm ra gen mới hoặc kết hợp nhiều gen hơn. Trong quá trình trồng cây biến đổi gen phải theo dõi thường xuyên xem có những thay đổi khác lạ.

Nhiều người tỏ ý lo ngại về sự độc quyền về giống biến đổi gen tất yếu sẽ dẫn đến độc quyền về giá?

Nếu nói chuyện độc quyền giống, ngô lai là một điển hình bởi muốn sử dụng phải mua mới để trồng mỗi vụ chứ không thể để ngô thương phẩm thành giống được. Đầu những năm 1990 khi ta chưa có công nghệ ngô lai, những công ty nước ngoài độc quyền phân phối nên giá rất cao. Chính điều đó kích thích sự phát triển công nghệ ngô lai nội. Kết quả là người nông dân vừa được hưởng giống ngô lai giá rẻ lại không bị phụ thuộc vào giống ngoại. Cây trồng biến đổi gen ngày nay cũng tương tự thế. Hiện thế giới có khoảng 160 triệu ha cây trồng biến đổi gen và năm nay diện tích trồng còn tăng thêm cỡ 10% nữa.

Nhiều người ngộ nhận Việt Nam xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới, lương thực dư thừa thì cần gì phải trồng ngô biến đổi gen? Nhầm to. Chúng ta xuất khẩu nhiều gạo thật nhưng lại nhập  vài triệu tấn thức ăn chăn nuôi mỗi năm. Nhu cầu lương thực, thực phẩm cao vẫn tạo một áp lực lớn cho nước ta. An ninh lương thực vẫn là một vấn đề quan trọng khi mỗi năm dân số VN lại tăng thêm 1 triệu người. Xét vấn đề phải đặt trong bức tranh tổng thể như vậy chứ không thể cứ nói khơi khơi.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm