| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp quản lý bệnh đạo ôn và cháy bìa lá

Thứ Ba 27/12/2016 , 08:19 (GMT+7)

Bệnh đạo ôn và bệnh do vi khuẩn (cháy bìa lá, lép vàng, thối gốc) khi xuất hiện tấn công cùng lúc sẽ gây thiệt nặng nề cho cây lúa.

Bệnh đạo ôn: Tác nhân do nấm Pyricularia oryzae, gây hại ở tất cả các giai đoạn và bộ phận của cây lúa, phát sinh từ thời kỳ mạ đến lúa chín và gây hại ở bẹ lá, lá, lóng thân, cổ bông, gié và hạt.

14-09-25_hi-bb-
 

Vết bệnh điển hình trên lá có dạng hình thoi, ở giữa màu xám hoặc trắng, xung quanh viền nâu hay nâu đỏ, có thể liên kết lại tạo thành mảng cháy lớn, giai đoạn mạ làm chết lụi từng đám.

Trên cổ lá phần tiếp giáp giữa phiến lá và bẹ lá bị thối. Trên thân bệnh gây hại ở đốt, đốt thân có màu nâu, khô teo lại, cây lúa dễ bị gãy gục. Trên cổ bông – cổ gié, bệnh xảy ra ngay đốt dưới làm bông và gié dễ gãy. Trên hạt thì vỏ hạt bị bệnh có vết màu nâu hay đen.

Bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn: Tác nhân do vi khuẩn Xanthomonas oryzae, xuất hiện đồng đều trên đồng ruộng, thường gặp trong mùa mưa, nhất là sau đợt mưa bão. Bệnh làm lúa bị khô và chết sớm, làm giảm khả năng quang hợp, hạt lúa bị lép, lửng, dẫn đến lúa thất thu năng suất.

Bệnh thối thân, vàng lá vi khuẩn: Tác nhân do vi khuẩn Erwinia spp gây ra, thường gây hại trên các giống lúa OM4218, OM5472, IR50404… Bệnh nặng khiến lúa bị vàng, đẻ nhánh kém, lúa chết dần theo từng chòm.

Bệnh đạo ôn và bệnh do vi khuẩn nếu không quản lý tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng lúa. Cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm và chủ động kết hợp biện pháp canh tác và biện pháp hoá học để mang lại hiệu quả cao.

Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ tàn dư thực vật, dùng giống kháng, bón phân cân đối NPK, gieo sạ mật độ vừa phải (80 – 120 kg/ha). Khi ruộng bệnh ngưng bón phân và đưa nước vào ruộng.

Biện pháp hoá học:

Trừ đạo ôn lá (cháy lá): Phun Beam 75WP với liều 25g/1.000m2 khi bệnh mới xuất hiện.

Phòng trừ đạo ôn cổ bông: Phun Beam 75WP với liều 25-30g/1.000m2 trước trổ bông 3-5 ngày và sau khi lúa trổ đều.

Phòng trừ bệnh do vi khuẩn: Phun Bonny 4SL với liều 30ml/1 bình 16 lít, phun 2,5 bình/1.000m2 khi tỷ lệ bệnh 5%.

Đặc biệt, bộ giải pháp HAI-BB gồm Beam 75WP 100gr và Bonny 4SL 250ml do Nông dược HAI phân phối có thể sử dụng cho 3.300m2. Chỉ với 1 lần xử lý ở giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng là trừ triệt để bệnh đạo ôn và bệnh do vi khuẩn cùng lúc tấn công cây lúa, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian phun xịt nhiều lần, giúp bà con nông dân an tâm không còn lo lắng bệnh hại tấn công.

Mọi thắc mắc về sàn phẩm vui lòng truy cập trang web: http://www.congtyhai.com/ hoặc liên hệ số điện thoại tư vấn miễn phí: 1800 577 768.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm