| Hotline: 0983.970.780

Giảm áp lực sấy lúa hè thu

Thứ Sáu 03/04/2015 , 09:35 (GMT+7)

Theo Cục Chế biến thương mại nông lâm sản & nghề muối, hầu hết các tỉnh, thành ở ĐBSCL đều thiếu lò sấy lúa. Năm 2014, năng lực sấy lúa toàn vùng mới chỉ đáp ứng được 55% nhu cầu.

Hiện các tỉnh gieo sạ tập trung đồng loạt để phòng tránh sâu hại và liên kết SX cánh đồng lớn nên áp lực về khâu thu hoạch, phơi sấy lúa là rất lớn, nhất là khi trời mưa nhiều như vụ HT.

Tuy nhiên, nông dân vẫn ngại bỏ tiền đầu tư lò sấy do chi phí lớn, khó thu hồi vốn. Một số hộ vẫn có thói quen tận dụng ánh nắng mặt trời để phơi lúa. Còn lại đa số hộ thu hoạch xong bán lúa tươi cho thương lái đưa đi nơi khác để sấy.

Tuy nhiên, bán lúa ngay thời điểm thu hoạch rộ thường giá không cao, nếu có điều kiện sấy khô trữ lại để chờ giá sẽ có lợi hơn.

Để đầu tư một lò sấy lúa phải có mặt bằng rộng, vốn trên 200 triệu đồng, nhân công vận hành. Lò sấy có công suất 15 - 20 tấn/mẻ. Trong khi đó, lò sấy không đủ đáp ứng nhu cầu khi thời tiết mưa nhiều ở vụ HT và TĐ.

Trước những khó khăn đó, ông Dương Xuân Quả (Năm Nhã) đã mày mò nghiên cứu và cho ra đời lò sấy mang thương hiệu Năm Nhã đáp ứng nhu cầu của bà con.

Mới ra đời, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng doanh thu trung bình hằng năm DN Năm Nhã tăng khoảng 20%. Năm 2014, tổng doanh thu của DN Năm Nhã đạt gần 20 tỷ đồng, cung cấp cho thị trường khoảng 600 quạt sấy.

Ngoài việc SX và lắp ráp máy sấy lúa DN còn cung cấp cho thị trường các sản phẩm sấy khác như bắp, cà phê, tiêu, khoai mì, vỏ đầu tôm... đều đạt hiệu quả rất cao cho người sử dụng.

Ông Năm Nhã chia sẻ: “Sau khi bán hàng, lắp đặt cho khách hàng, tôi thường xuyên thăm hỏi, tư vấn cách sử dụng hợp lý nhất, nếu máy móc có vấn đề gì cử cán bộ kỹ thuật đến tận nơi. Mỗi chiếc máy đều là đứa con tinh thần của mình”.

Hiện tại, lò sấy Năm Nhã có đội ngũ nhân viên có tay nghề cao, chế tạo ra sản phẩm máy sấy ngày càng chất lượng.

Nói về những tính năng của lò sấy, ông Năm Nhã cho biết, trước đây muốn sấy 500 - 600 tấn lúa cần đến 40 - 50 lao động để xúc lúa, vác lúa và trở mẻ. Nay tất cả các công đoạn đều được lắp đặt bằng hệ thống tự động từ khâu lấy lúa dưới ghe lên lò sấy và ngược lại nên chỉ cần khoảng 4 - 5 lao động.

Chi phí vận hành thấp, giảm 25% chi phí SX nhờ tiết kiệm được nguyên liệu (điện và chất đốt), giảm thời gian sấy, đồng thời đảm bảo được vệ sinh môi trường. Chính vì vậy mà khách hàng ưa chuộng lò sấy nhờ điều chỉnh được ẩm độ do các đối tác yêu cầu.

Ưu điểm nổi bật kế tiếp là có thể sấy nhiều loại nông sản khác nhau (bắp, đậu, khoai mì, mè, cà phê…), sấy không cần trở mẻ mà hạt cần sấy vẫn đạt ẩm độ mong muốn, tỷ lệ nứt gẫy thấp, đạt tiêu chuẩn XK. Hạt giống sau khi sấy có độ nẩy mầm cao, có thể bảo quản trên 12 tháng.

Phát triển chưa đầy 7 năm, song lò sấy Năm Nhã đã nhanh chóng lan rộng khắp 30 tỉnh, thành trong nước và vươn sang tận Campuchia.

Tại An Giang, một tỉnh được xem là có hệ thống lò sấy nhiều nhất ở ĐBSCL đã đáp ứng sấy trên 80% lượng lúa trong tỉnh. Theo dự kiến của ngành nông nghiệp tỉnh An Giang, phấn đấu năm 2016 công suất máy sấy đáp ứng được 100% lượng lúa trong tỉnh.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.