| Hotline: 0983.970.780

Giữ lá phổi xanh trên thành phố mang tên Bác

Thứ Sáu 17/05/2013 , 10:35 (GMT+7)

Giữa dòng chảy hối hả bộn bề của vùng đô thị lớn nhất nước, các chiến sĩ kiểm lâm TP.HCM vẫn âm thầm ngày đêm giữ gìn “lá phổi xanh”.

Giữa dòng chảy hối hả bộn bề của vùng đô thị lớn nhất nước, các chiến sĩ kiểm lâm TP.HCM vẫn âm thầm ngày đêm giữ gìn “lá phổi xanh”, giúp cho hơi thở của hơn 10 triệu cư dân thêm trong lành.

Suốt gần 40 năm “chinh chiến”, các anh đã kiên cường bảo vệ, khôi phục rừng Cần Giờ trở thành “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” bằng máu, nước mắt, thậm chí đã có người ngã xuống…

Trưa nắng hầm hập gần 40 oC, giữa căn phòng nhỏ tuềnh toàng chẳng có gì đáng giá, chúng tôi bắt gặp Chi cục trưởng Kiểm lâm TP.HCM Nguyễn Đình Cương cặm cụi đọc và xử lý hàng mớ thông tin từ mọi “mặt trận” gửi về.

Đã lâu mới gặp lại, nhưng nụ cười hiền lành và dễ mến của anh làm tôi thấy gần gũi như ngày nào. Anh là thế hệ lãnh đạo thứ 4, tiếp nối và phát huy những thành quả của các vị “tiền bối” gồm đồng chí Nguyễn Văn Liên (tức Chín Liên), Nguyễn Chân Chính và Vũ Dưỡng (tức Tùng Lâm) giúp TP.HCM đạt được một kỳ tích: Nâng độ che phủ toàn thành phố từ 4% (trước 1975) lên tới gần 40% ngày hôm nay (gần 37.500 ha).

Trong đó, điểm nhấn ấn tượng nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ được khôi phục phát triển lên tới trên 34.000 ha và năm 2.000 được UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” đẹp nhất Đông Nam Á.

Anh bảo tôi: “Đừng viết về anh nhé! Anh em ngoài mặt trận vất vả, đấy mới là lực lượng nòng cốt để kiểm lâm TP.HCM có được những thành quả như ngày nay”.

Nói thế bởi anh hiểu rằng, việc bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là hoạt động có tính đặc thù, luôn đối diện với những hiểm nguy, khó khăn vất vả, thậm chí đổ máu và hy sinh tính mạng. Cũng vì nhận thức đó mà Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã đoàn kết được mọi người chung chí hướng, giữ gìn “lá phổi xanh” cực kỳ quan trọng của vùng đô thị.


Kiểm lâm TP.HCM tuần tra giữ “lá phổi xanh”

Trở lại những năm đất nước mới hoàn toàn giải phóng (1975), rừng của TP.HCM lúc đó gần như là vùng “đất trắng” do bom đạn và chất độc hóa học của của Mỹ rải thảm. Nhiệm vụ cấp bách khôi phục rừng được đặt ra và Chi cục KL nhân dân TP.HCM đã chính thức ra đời ngày 6/12/1976 để thực hiện ý chí ấy.

Qua gần 40 năm bảo vệ và phát triển rừng, rừng Cần Giờ không những được giữ vững mà còn được hàng vạn hộ dân và nhiều cơ quan, đơn vị tham gia trồng trên 12 triệu cây phân tán các loại. Trong đó, riêng nhân dân 2 xã Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn trồng gần 1.000 ha rừng, giúp độ che phủ ngày càng trải rộng.

Sau khi rừng được mở rộng, nhiệm vụ cấp bách khác được đặt ra khi TP.HCM có gần 12.000 rừng nằm trong diện có nguy cơ cháy cao. Chi cục đã quan tâm tổ chức xây dựng lực lượng PCCC tới tận cơ sở, từng địa phương và các đơn vị có rừng. Phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, bộ đội, cảnh sát PCCC tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ tới từng cán bộ và tuyên truyền tới từng hộ gia đình sống gần rừng. Kết quả, nhiều năm TP.HCM không để xảy ra cháy rừng gây thiệt hại đến tài nguyên rừng và tài sản của nhân dân.

Trên mặt trận nóng bỏng là quản lý các hoạt động kinh doanh, chế biến lâm sản, Chi cục đã đảm bảo thực hiện nghiêm quy định pháp luật về quản lý, đồng thời vẫn tạo sự thông thoáng, thuận lợi thúc đẩy ngành SXKD gỗ hoạt động có hiệu quả. Riêng trên mặt trận chống săn bắt, buôn bán ĐVHD, Chi cục thường xuyên kiểm tra, truy quét, xóa bỏ dần các tụ điểm, khu vực kinh doanh. Đồng thời, hướng dẫn và quản lý các doanh nghiệp và hộ gia đình gây nuôi ĐVHD như cá sấu, trăn, rắn, nhím, tắc kè…, giúp hàng nghìn hộ gia đình trở nên giàu có nhờ nghề này.

Trong suốt hành trình dài bám đất, bám rừng, gìn giữ và phát triển màu xanh cho thành phố, có rất nhiều chiến sĩ kiểm lâm đã đổ máu và nước mắt, thậm chí có người đã hy sinh anh dũng khi đối mặt với bọn lâm tặc hung hãn và manh động. Liệt sĩ, Anh hùng lao động Ngô Xuân Thế là một tấm gương tiêu biểu như thế.

Sau khi xuất ngũ với 4 bằng “Dũng sĩ diệt cơ giới” và 4 bằng “Dũng sĩ diệt Mỹ”, anh chuyển về làm kiểm lâm viên TP.HCM. Tuy là thương binh, nhưng anh luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi khó khăn nhất, nhiều lần dẫn đầu tổ công tác truy quét bọn phá rừng, buôn lậu lâm sản quy mô lớn. Trong một đêm giáp mặt với bọn lâm tặc hung hãn, anh và một đồng đội tên Trung đã bị bọn chúng tấn công bằng đủ loại hung khí.

Anh đã hy sinh anh dũng, còn đồng đội thì bị vết thương rất nặng trên đầu. Với thành tích đặc biệt xuất sắc trên, người chiến sĩ kiểm lâm tiêu biểu của TP.HCM đã được Chủ tịch nước truy phong Anh hùng Lao động.

Ông Nguyễn Đình Cương:

Chi cục KL TP.HCM đang quản lý Trạm cứu hộ ĐVHD Củ Chi chuyên tiếp nhận, cứu chữa, chăm sóc, nuôi dưỡng thú. Kể từ khi thành lập năm 2007 đến nay, trạm đã cứu chữa, chăm sóc hàng nghìn cá thể ĐVHD, trong đó có nhiều loài quý hiếm thuộc nhóm IB như vượn đen má trắng, rái cá lông mượt, rắn hổ mang chúa, gấu, beo…

Đồng thời thả ĐVHD đã cứu hộ trở lại các VQG Cúc Phương, Cát Tiên,  Lò Gò - Xa Mát, Khu dự trữ sinh quyển Cà Mau, Rừng địa đạo Củ Chi, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ... Một hoạt động khác mà Chi cục luôn tự hào là đã vận động nhiều DN, đơn vị đồng hành cùng kiểm lâm xây dựng được 87 căn nhà tình nghĩa, tình thương cho các hộ nghèo.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm