| Hotline: 0983.970.780

GS. Vũ Minh Giang: Ai nói xem chọi trâu kích động bạo lực là nhầm

Thứ Sáu 08/09/2017 , 07:45 (GMT+7)

Tọa đàm Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng do Bộ VH-TT&DL tổ chức ngày 7/9 đã thống nhất tiếp tục tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.

Ngày 11/7, tại vòng sơ loại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã xảy ra tại nạn được coi là cực kỳ nghiêm trọng khi châu chọi đã đâm chết chủ của mình trên sân đấu.

do-son-2155923185
Tiếp tục tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017

Sau khi tạm đình chỉ không tổ chức Lễ hội chọi trâu 2017, ngày 7/9, tại buổi tọa đàm Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - Hải Phòng do Bộ VH-TT&DL tổ chức tại Hà Nội, các nhà quản lý, các nhà khoa học, đại diện nhân dân địa phương đã thống nhất tiếp tục tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017.
 

Không thể cấm chọi trâu Đồ Sơn

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của quốc gia. Bắt nguồn từ một tục lệ cổ xưa của người dân vùng đất Đồ Sơn, năm 1990, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được phục hồi và liên tục được tổ chức đến ngày hôm nay.

Sự việc diễn ra gần đây nhất trong vòng loại chọi trâu ngày 11/7 là bài học kinh nghiệm sâu sắc cho không chỉ các nhà quản lý ở Đồ Sơn, mà còn ở cả các địa phương khác và trên cả nước.

Tuy nhiên, không thể vì không tổ chức tốt mà cấm tổ chức lễ hội chọi trâu. Đây là quan điểm được nhiều nhà khoa học đồng thuận.

GS.TS Vũ Minh Giang - Phó Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa cũng lên tiếng không đồng tình với nhận định cho rằng chọi trâu lễ hội phản cảm, man rợ, kích động bạo lực. GS Giang khẳng định: “Ai nói xem chọi trâu kích động bạo lực là nhầm. Đấy chính là cách giải tỏa xung đột”.

Theo ông Giang thì không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới người ta tạo ra các cuộc đấu để cho xem để giải tỏa và các cuộc thi đấu tại Olympic cũng mang ý nghĩa như vậy.

Ông dẫn chứng: Tôi đã từng sang nước Nhật và thất kinh bởi được chứng kiến một khu vực rộng có cảnh sát đứng canh ngoài hàng rào, phía trong đó có những người đang đập phá, đánh nhau vỡ đầu. Tôi hỏi có chuyện gì thế này, song họ trả lời rằng không phải vậy, những người trong đám hỗn loạn đó phải mua vé vào đánh nhau. Nhật Bản tổ chức cho đánh nhau, cho đập phá để giải tỏa…

Còn theo GS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, bày tỏ: “Cội nguồn chọi trâu nằm sâu trong tiềm thức của người dân. Chúng ta không có lý do gì để từ chối tổ chức. Chúng tôi mong Bộ VH-TT&DL chỉ đạo để địa phương tổ chức, quản lý cho tốt lên”.

GS Tô Ngọc Thanh cũng cho rằng, cần trả lại chọi trâu cho nhân dân Đồ Sơn. “Rất nhiều người kêu về chọi trâu bởi nếu muốn tham gia thì tự nguyện đóng mấy chục triệu. Mua con trâu xong mất 200-300 triệu mới được đứng vào hàng ngũ chọi trâu. Rõ ràng, lễ hội đang bị thương mại hoá. Điều này có trách nhiệm của địa phương. Phải làm thế nào cho nó trở lại trong sạch, trong sáng”, GS Thanh nhấn mạnh.
 

Giảm quy mô lễ hội chọi trâu

Thống nhất tiếp tục tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn trong năm nay, tuy nhiên, các nhà khoa học cũng yêu cầu địa phương nâng cao hiệu quả trong quản lý, tổ chức lễ hội này.

GS Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc tiếp tục duy trì Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn nhưng tôi không đồng ý với cách tổ chức như cũ. Dứt khoát phải đổi mới mô hình tổ chức lễ hội này”.

Ông Bền cũng cho rằng, đối tượng của lễ hội này là con vật, tất cả mọi tình huống đều có thể xảy ra. Vì vậy, để tiếp tục tổ chức lễ hội này, cần phải xây dựng đề án đổi mới lễ hội chọi trâu Đồ Sơn.

“Đề án này phải xây dựng và xử lý được mối quan hệ giữa ba nhà nhà khoa học - nhà quản lý - nhà cộng đồng. Bên cạnh đó, phải có sự vào cuộc giám sát của báo chí, truyền thông”, GS Bền chia sẻ.

Theo Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy thì giá trị của lễ hội không phụ thuộc vào quy mô to hay bé mà cần phải tổ chức cho đúng với tính chất của một lễ hội văn hóa, thay vì tổ chức các vòng đấu loại thì chỉ đấu một trận duy nhất đúng như hồ sơ di sản đã được phê duyệt.

Thêm nữa, bà Thủy cũng đề nghị địa phương phải có phương án đảm bảo an toàn, ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực, gian lận thương mại như chặt chém, nâng khống giá của trâu, các hiện tượng cờ bạc trá hình, giao dịch, thỏa thuận “ngầm”… trong trận chung kết dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 9/8 âm lịch sắp tới.

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm