Ngày 14/4/2016, tại huyện Cầu Ngang, Cty cổ phần Nông dược HAI đã tổ chức chuyến tham quan đánh giá mô hình thử nghiệm sản phẩm HAI trên cây đậu phộng với sự tham dự Chi cục BVTV tỉnh Trà Vinh, các đại lý bán hàng và đông đảo bà con nông dân trồng đậu ở địa phương.
Nông dược HAI từng phối hợp với các cơ quan chuyên môn, bà con nông dân tại nhiều địa phương nhằm triển khai, thử nghiệm các mô hình để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cây trồng.
Một số mô hình mà Cty HAI đã và đang triển khai thực hiện và áp dụng thành công như việc quản lý bệnh chổi rồng tại Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang; mô hình quản lý bệnh sưng rễ bắp cải tại Lâm Đồng; mô hình quản lý cây có múi tại Đồng Tháp; mô hình quản lý bệnh đốm nâu trên thanh long tại Bình Thuận, Long An và Tiền Giang; mô hình quản lý bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu tại Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa -Vũng Tàu và gần đây nhất là mô hình thử nghiệm sản phẩm HAI trên cây đậu phộng tại Trà Vinh.
Tại mô hình này, một số sản phẩm của Cty đã được sử dụng như thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Gorop 500EC, thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm Oncide 15EC, thuốc trừ kiến - côn trùng Wellof 3GR, thuốc trừ bọ trĩ - nhện Takare 2EC, thuốc trừ sâu khoang Wellof 330EC, thuốc trừ sâu xanh da láng Mimic 20SC, thuốc trừ bệnh chết cây con Carbenda Supper 50SC, Bonny 4SL, thuốc trừ bệnh đốm lá Carbenda supper 50SC, Ridozeb 72WP, thuốc trừ bệnh nhũn đọt - chết bụi Gekko 20SC. Một số loại phân bón cao cấp cũng được sử dụng trong mô hình: HAI-Chyoda, Foliar Blend.
Hạt đậu phộng áp dụng mô hình HAI có vỏ sáng, hạt to đẹp và vỏ lụa hồng
Qua buổi tổng kết, Chi cục cũng đã bày tỏ mong muốn cùng hợp tác với Cty HAI tiếp tục nhân rộng và xây dựng mô hình trên cánh đồng lớn tại Trà Vinh theo chủ trương khuyến nông của Chính phủ. Được biết, HAI sẽ tiếp tục mở rộng mô hình tại một số vùng trọng điểm trồng đậu phộng như Long An và Tây Ninh. |
Bên cạnh đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của cây đậu phộng, đoàn tham quan đã thu hoạch ngẫu nhiên trên diện tích 5 m2 của mỗi lô để đánh giá năng suất và chất lượng quả đậu phộng trong và ngoài mô hình. Tổng diện tích mô hình là 1.000 m2, phần diện tích 2.000 m2 còn lại của ruộng áp dụng theo quy trình của nông dân và được sử dụng làm công thức đối chứng.
Theo đánh giá của ông Lê Văn Thắng, nông dân trực tiếp thực hiện mô hình, so với qui trình canh tác cũ thì mô hình sử dụng sản phẩm HAI có chi phí đầu tư phân bón, thuốc BVTV thấp hơn nhưng cây phát triển tốt, giảm thiểu tình hình cỏ dại và sâu bệnh.
“Kết quả thu hoạch rất khả quan, trái đậu sáng, đẹp hơn, hạt bóng và chất lượng. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng qui trình của nông dược HAI cho các vụ đậu tiếp theo của mình”, ông Thắng khẳng định.
Bà Nguyễn Thị Lùng, Trưởng phòng BVTV, Chi cục BVTV Trà Vinh cho biết, năng suất giữa mô hình thử nghiệm sản phẩm HAI so với đối chứng làm theo phương pháp nông dân có khác biệt nhưng không đáng kể.
Tuy nhiên đậu thu hoạch trong mô hình của HAI vỏ trái bóng sáng, hạt chắc, no tròn hơn, vỏ lụa màu hồng đẹp như vậy chứng tỏ chất lượng cao hơn. Còn trái đậu của nông dân có lớn nhưng hạt nhỏ, da bị nhăn không đẹp.