| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống y tế gắn với xây dựng NTM

Thứ Năm 22/11/2012 , 10:28 (GMT+7)

Huyện Nam Đông (TT-Huế) hiện có 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia theo Quyết định 370 của Bộ Y tế.

Nhờ thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình tốt, trẻ em ở Nam Đông được học hành đầy đủ

“Huyện Nam Đông (TT-Huế) hiện có 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia theo Quyết định 370 của Bộ Y tế. Hiện ngành y tế huyện đang triển khai những chương trình cụ thể, đặc biệt là gắn kết với Chương trình xây dựng NTM, phấn đấu 100% trạm y tế đạt chuẩn theo 10 tiêu chí vừa được Bộ Y tế ban hành”, ông Hồ Thư, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nam Đông chia sẻ.

Trung tâm Y tế huyện Nam Đông hiện có 1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực đóng tại xã Hương Giang và 11 trạm y tế xã. Tất cả đã được tầng hóa với hệ thống phòng ốc khang trang, các thiết bị y tế được cung cấp đầy đủ nhằm phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Hầu hết, đội ngũ y, bác sĩ đều có trình độ chuyên môn vững, tỉ lệ 31 bác sĩ/vạn dân, cao nhất trên cả nước.

Bà Hồ Thị A Riêng, một hộ dân xã Thượng Nhật chia sẻ: “Hồi miềng mới lên đây, ở xa, đau ốm cái chi cũng phải về Huế hết. Giờ thì miềng khỏi lo rồi, trong huyện có đủ bác sĩ, giềng bệnh, cơ sở để chữa bệnh cho mình và gia đình, chỉ cần chạy xe hai cây số là tới thôi, bà con không phải lo lắng nữa".

Ngoài việc quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung hoàn thiện đội ngũ, ngành y tế huyện còn chủ động trong việc phòng chống các dịch bệnh và suy dinh dưỡng trẻ em, tuyên truyền công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, VSATTP, giải quyết các vấn đề vệ sinh liên quan đến phát sinh dịch bệnh, vận động để người dân thay đổi những hành vi, thói quen lạc hậu, mất vệ sinh và hướng tới thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe.... Nhờ vậy, đã hạn chế được các dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm rất nhanh từ 26% xuống còn 18%, tỉ lệ sinh con thứ 3 giảm, đặc biệt, có nhiều địa phương như Hương Giang, Hương Sơn, Thượng Lộ… 10 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên; tỉ lệ người dân sử dụng BHYT cao nhất tỉnh với hơn 75%.

"Thời gian tới, ngành y tế Nam Đông tiếp tục đẩy mạnh tiến độ và hoàn thành các mục tiêu, dự án chương trình Y yế quốc gia đạt 95-100%, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện phân tuyến kỹ thuật đạt từ 70-80%, phấn đấu xây dựng 100% trạm y tế xã đạt chuẩn theo tiêu chí chí mới của Bộ Y tế, góp phần hoàn thiện tiêu chí về y tế trong xây dựng NTM tại địa phương”, ông Hồ Thư khẳng định.

Ông Hồ Thư cho hay: “Theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM thì ngành y tế thực hiện tiêu chí số 15 với 2 nội dung, đó là có 20% người dân tham gia các hình thức BHYT và y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, theo quyết định Bộ Y tế ban hành năm 2011, thì tiêu chí trạm y tế đạt chuẩn quốc gia được áp dụng để đánh giá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của toàn xã, phường, thị trấn, chứ không chỉ đánh giá hoạt động trong phạm vi trạm y tế xã”.

Mặc dù đã đạt những thành quả nhất định ở bước đầu nhưng vẫn còn một số hạn chế. Ông Thư cho biết thêm, trong số 10 tiêu chí mới với 50 chỉ tiêu cụ thể vừa được ban hành thì các chỉ tiêu về dân số và môi trường của huyện Nam Đông là khó đạt nhất. Cụ thể, nhận thức người dân còn hạn chế nên tỉ lệ hố xí hợp vệ sinh còn quá thấp, chỉ đạt 46,6%; tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch chưa đến 18%. Mặc dù tỉ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi giảm còn 17,35% nhưng chưa có yếu tố bền vững, tỉ lệ khám thai 3 lần trên 3 kỳ thai nghén là 80% và chất lượng chưa cao. Công tác khám chữa bệnh chưa thực hiện được hết theo phân tuyến kỹ thuật, các chuyên khoa còn thiếu, việc sử dụng trang thiết bị ở tuyến xã vẫn chưa hiệu quả.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Cách làm hay ở Bắc Giang [Bài 1]: Cán bộ làm gương

Khéo léo tuyên truyền vận động nhân dân, sáng tạo trong cách làm, xã Xuân Cẩm đã thực hiện được tiêu chí khó trong xây dựng NTM nâng cao, đó là hiến đất '0 đồng'.

Biến lá bồ đề thành sản phẩm tranh độc đáo

Sóc Trăng Khai thác giá trị từ lá bồ đề, thanh niên trẻ sáng tạo ra sản phẩm tranh trang trí độc đáo, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Sóc Trăng.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm