| Hotline: 0983.970.780

Héo rũ rừng trồng

Thứ Tư 27/08/2014 , 08:15 (GMT+7)

Theo thống kê sơ bộ của Phòng NN-PTNT và Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Xuân (Phú Yên), đến ngày 19/8 đã có tới 1.816 ha rừng của địa phương bị chết khô.

Trong đó Cty TNHH Bình Nam có khoảng 800 ha (40 ha bị cháy), Cty Trường Thành Xanh 250 ha, các tổ chức và người dân 766 ha. Vụ cháy rừng gần đây vào trưa 9/8 tại các khoảnh 3 - 4, tiểu khu 113 thuộc địa bàn xã Xuân Quang 1.

Hạt Kiểm lâm phối hợp với Cty Bình Nam và chính quyền địa phương phải huy động hơn 50 người cùng phương tiện tham gia khống chế, đến 17h40 ngọn lửa mới được dập tắt. Do nắng nóng, gió tây nam thổi mạnh, đã có ít nhất 7,3 ha rừng keo trồng từ những năm 2009 - 2012 bị thiêu rụi.

Các vụ cháy xảy ra chủ yếu là do người dân đốt thực bì rừng hoặc nương rẫy và đốt lửa bắt ong lấy mật. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có vụ cháy rừng nào xác định được đối tượng gây cháy.

Ông Hoàng Trung Sơn, Phó GĐ Cty TNHH Bình Nam chia sẻ: "Cty trồng được gần 2.900 ha rừng, trong vòng khoảng 1 tháng qua, đã có thêm ít nhất 400 ha bị khô, chết đứng, nâng tổng số rừng trồng bị chết lên 800 ha, chủ yếu là keo từ 3 - 6 năm tuổi, ước thiệt hại hơn 30 tỷ đồng".

Cty Bình Nam phải huy động hàng trăm nhân công túc trực, ăn ngủ tại chỗ ở các khu vực rừng dễ xảy ra cháy để phát hiện, dập tắt kịp thời; đồng thời thường xuyên dùng xe ô tô vận chuyển nước, tưới các đường băng cản lửa để kiểm soát cháy lan do người dân đốt thực bị rừng và nương rẫy. Trung bình, chi phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng khoảng 1 triệu đồng/ha.

Theo ông Sơn, trong vài ngày tới trời có mưa, cũng chỉ cứu được những cây keo rụng lá nhưng vỏ còn tươi, chứ vỏ bị khô bóc dộp trên thân cây thì “bó tay”.

Do nắng hạn hoành hành nên việc trồng 3.000 ha  rừng theo kế hoạch của huyện Đồng Xuân trong năm nay là rất khó hoàn thành, vì phần lớn người dân và DN bị thiệt hại nặng, lo ngại thời tiết tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, gây thiệt hại lớn.

Ông Huỳnh Pô Pin, Phó GĐ dự án trồng rừng Flitch tại huyện Đồng Xuân lo lắng, năm nay đơn vị đăng ký trồng khoảng 1.900 ha rừng, song rất lo ngại không đạt chỉ tiêu đề ra do ảnh hưởng tâm lý của người dân vì nắng hạn kéo dài suốt mấy tháng qua.

Đồng hành với DN và người dân trồng rừng, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Xuân liên tục thông tin nhanh cấp dự báo cháy rừng đến chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng. Phân công cán bộ trực phòng cháy, chữa cháy rừng 24/24 giờ, kể cả ngày thứ 7 và chủ nhật; thường xuyên tuần tra tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao; đôn đốc các đơn vị chủ rừng tăng cường triển khai công tác PCCCR.

Đối với cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn, Hạt Kiểm lâm chỉ đạo phải tham mưu kịp thời cho chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; củng cố hoạt động các tổ công tác liên ngành của huyện, xã để chủ động ngăn chặn hiệu quả nạn đốt than, thu hái, mua bán, vận chuyển các loại lâm sản trái phép và đào bới đất rừng tìm trầm.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm