| Hotline: 0983.970.780

Héo rũ rừng trồng

Thứ Tư 27/08/2014 , 08:15 (GMT+7)

Theo thống kê sơ bộ của Phòng NN-PTNT và Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Xuân (Phú Yên), đến ngày 19/8 đã có tới 1.816 ha rừng của địa phương bị chết khô.

Trong đó Cty TNHH Bình Nam có khoảng 800 ha (40 ha bị cháy), Cty Trường Thành Xanh 250 ha, các tổ chức và người dân 766 ha. Vụ cháy rừng gần đây vào trưa 9/8 tại các khoảnh 3 - 4, tiểu khu 113 thuộc địa bàn xã Xuân Quang 1.

Hạt Kiểm lâm phối hợp với Cty Bình Nam và chính quyền địa phương phải huy động hơn 50 người cùng phương tiện tham gia khống chế, đến 17h40 ngọn lửa mới được dập tắt. Do nắng nóng, gió tây nam thổi mạnh, đã có ít nhất 7,3 ha rừng keo trồng từ những năm 2009 - 2012 bị thiêu rụi.

Các vụ cháy xảy ra chủ yếu là do người dân đốt thực bì rừng hoặc nương rẫy và đốt lửa bắt ong lấy mật. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có vụ cháy rừng nào xác định được đối tượng gây cháy.

Ông Hoàng Trung Sơn, Phó GĐ Cty TNHH Bình Nam chia sẻ: "Cty trồng được gần 2.900 ha rừng, trong vòng khoảng 1 tháng qua, đã có thêm ít nhất 400 ha bị khô, chết đứng, nâng tổng số rừng trồng bị chết lên 800 ha, chủ yếu là keo từ 3 - 6 năm tuổi, ước thiệt hại hơn 30 tỷ đồng".

Cty Bình Nam phải huy động hàng trăm nhân công túc trực, ăn ngủ tại chỗ ở các khu vực rừng dễ xảy ra cháy để phát hiện, dập tắt kịp thời; đồng thời thường xuyên dùng xe ô tô vận chuyển nước, tưới các đường băng cản lửa để kiểm soát cháy lan do người dân đốt thực bị rừng và nương rẫy. Trung bình, chi phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng khoảng 1 triệu đồng/ha.

Theo ông Sơn, trong vài ngày tới trời có mưa, cũng chỉ cứu được những cây keo rụng lá nhưng vỏ còn tươi, chứ vỏ bị khô bóc dộp trên thân cây thì “bó tay”.

Do nắng hạn hoành hành nên việc trồng 3.000 ha  rừng theo kế hoạch của huyện Đồng Xuân trong năm nay là rất khó hoàn thành, vì phần lớn người dân và DN bị thiệt hại nặng, lo ngại thời tiết tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, gây thiệt hại lớn.

Ông Huỳnh Pô Pin, Phó GĐ dự án trồng rừng Flitch tại huyện Đồng Xuân lo lắng, năm nay đơn vị đăng ký trồng khoảng 1.900 ha rừng, song rất lo ngại không đạt chỉ tiêu đề ra do ảnh hưởng tâm lý của người dân vì nắng hạn kéo dài suốt mấy tháng qua.

Đồng hành với DN và người dân trồng rừng, Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Xuân liên tục thông tin nhanh cấp dự báo cháy rừng đến chính quyền địa phương và các đơn vị chủ rừng. Phân công cán bộ trực phòng cháy, chữa cháy rừng 24/24 giờ, kể cả ngày thứ 7 và chủ nhật; thường xuyên tuần tra tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao; đôn đốc các đơn vị chủ rừng tăng cường triển khai công tác PCCCR.

Đối với cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn, Hạt Kiểm lâm chỉ đạo phải tham mưu kịp thời cho chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng; củng cố hoạt động các tổ công tác liên ngành của huyện, xã để chủ động ngăn chặn hiệu quả nạn đốt than, thu hái, mua bán, vận chuyển các loại lâm sản trái phép và đào bới đất rừng tìm trầm.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.