| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả nuôi gà an toàn sinh học ở Quế Phong

Thứ Hai 21/08/2017 , 08:49 (GMT+7)

Nhằm giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Quế Phong xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học.

Mô hình cung cấp giống gà Ai Cập 15 ngày tuổi cho 6 hộ ở xã Nậm Giải, quy mô 250 con/hộ. Trước khi đưa gà vào nuôi, bà con được tập huấn về kỹ thuật làm chuồng, xây dựng hệ thống xử lý phân, nước thải, kỹ thuật vệ sinh phòng bệnh. Trước và trong khi nuôi, chuồng nuôi được sát trùng bằng benkocid, máng ăn máng uống luôn sạch sẽ, xung quanh khu vực nuôi quét dọn sạch sẽ và rắc vôi bột.

Mô hình thực hiện theo phương thức bán chăn thả, ngày thả, đêm nhốt lại, khoanh vùng khu vực nuôi, không nuôi chung với bất cứ đối tượng khác.

Trong quá trình nuôi, các hộ được hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Ngoài thức ăn hỗn hợp được hỗ trợ, chủ hộ cũng tận dụng thức ăn sẵn có (ngô, lúa, đầu tôm…) bổ sung thêm.

Tuy nhiên, trong thời gian nuôi, gặp thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, gà giống mới chưa thích nghi được với điều kiện khí hậu vùng nên mắc một số bệnh như cầu trùng, ho hen… và được điều trị kịp thời.

Sau 10 tháng nuôi, trọng lượng gà đạt bình quân 1,6 kg/con (phương pháp cũ đạt 1,2 kg/con). Tỷ lệ nuôi sống đạt 93%, cao hơn phương pháp nuôi truyền thống (chỉ đạt 70 - 75%). Tỷ lệ mái đẻ cao 98%, tỷ lệ ấp nở cao 81%.

Tại thời điểm tổng kết mô hình đã cho thu nhập vượt trội so với cách nuôi truyền thống. Tổng chi 163.025.000 đồng/250 con, tổng thu 198.600.000 đồng/232 con (gồm thu từ bán trứng, bán gà con, giá trị con gà mẹ sau 1 năm kể từ nghiệm thu, khấu hao máy ấp), thu lãi 35.575.000 đồng/232 con, trong khi nuôi đại trà chỉ được 17.472.000 đồng/200 con.

Mô hình không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân, cung cấp sản phẩm (trứng, thịt, con giống…) an toàn cho người tiêu dùng, không gây ô nhiễm, mà còn tạo điều kiện cho nông dân giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau làm giàu.

Sau khi kết thúc mô hình, các hộ đã chủ động cung cấp con giống cho bà con trong vùng, góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ lúa đông xuân 'vui như tết' của nông dân Quảng Trị

Đến cuối tháng 4, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 60% diện tích lúa đông xuân, dự kiến sẽ kết thúc thu hoạch trước 10/5; năng suất đạt 6,1 - 6,2 tấn/ha.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm