| Hotline: 0983.970.780

Hoa hậu chạy đua cùng truyền hình thực tế

Thứ Tư 10/09/2014 , 08:35 (GMT+7)

Chương trình truyền hình thực tế về sắc đẹp với tên gọi “Miss World Vietnam - Đường tới vương miện” đã chính thức ra mắt.

Chương trình được kì vọng mang về sự mới lạ và thu hút khi gộp chung cả 2 yếu tố: sắc đẹp và thực tế.

Tuy nhiên, nhiều lo ngại về tính chất “bình mới, rượu cũ” cũng được đặt ra trong hoàn cảnh công chúng đang “bội thực” vì độ dày của các cuộc thi sắc đẹp và chương trình truyền hình thực tế. 

Đào tạo hoa hậu bằng… truyền hình thực tế

“Đường đến vương miện” là chương trình truyền hình thực tế đầu tiên tìm kiếm và đào tạo người đẹp đại diện cho Việt Nam tranh đua tại ba cuộc thi sắc đẹp lớn: Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Quốc tế và Hoa hậu Siêu quốc gia.

Người đẹp đăng quang ngôi vị quán quân sẽ giành được tổng giải thưởng trị giá 1,1 tỉ đồng, trong đó có quyền đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Miss World cùng 100 triệu đồng tiền mặt.

Thí sinh đạt giải nhì sẽ nhận tổng giải thưởng trị giá 550 triệu đồng, gồm quyền đại diện của Việt Nam tại cuộc thi Miss International và 50 triệu đồng. Á hậu 2 có quyền đại diện quốc gia tham gia Miss Supranational cùng 30 triệu đồng.

Đây cũng là lần đầu tiên đại diện nhan sắc của Việt Nam được xác định bằng kết quả của một chương trình truyền hình thực tế. Điều này có nghĩa là một cuộc thi kiểu truyền thống Miss World sẽ không còn tồn tại ở Việt Nam, ít nhất là 5 năm, theo khẳng định của phía Cty Truyền thông BHD (đồng tổ chức “Đường tới vương miện” cùng Cty Elite Việt Nam).

Có một thực tế đáng buồn là những nhan sắc Việt đều phải dừng cuộc chơi khá sớm tại các đấu trường nhan sắc quốc tế.

Đặc biệt ở những phần thi thể lực, tài năng và ứng xử, họ đều bị tụt lại khá xa so với người đẹp ở các quốc gia khác. Nguyên nhân của những thất bại này hầu hết đều do khâu đào tạo nhan sắc rất nghiệp dư của Việt Nam.

Thế nên “Đường tới vương miện” được kì vọng sẽ tạo ra gương mặt xứng đáng đại diện cho nhan sắc Việt Nam. Đây sẽ là hành trình tìm kiếm, rèn luyện cả thể lực lẫn trí tuệ cho các hoa hậu trong suốt 75 ngày với các chuyên gia hàng đầu.

Vòng tuyển chọn “Miss World Vietnam - Đường tới vương miện” dự kiến diễn ra tại Hà Nội ngày 20/9 và TP. HCM ngày 21/9. Nếu lọt vào vòng chung khảo, các thí sinh sẽ phải tranh tài trong những phần thi đặc biệt để tìm ra 18 người đẹp xuất sắc nhất chính thức bước vào “Beauty Campus”- tòa lâu đài sắc đẹp tráng lệ.
Tại đây, các thí sinh sẽ được sinh hoạt cùng nhau và được đào tạo từ hình thể đến cách ứng xử bởi các chuyên gia đào tạo hoa hậu Việt Nam và thế giới.
Chương trình dự kiến gồm 75 tập, phát sóng hằng ngày từ cuối tháng 9/2014 trên kênh VTV6, phát lại trên kênh VTV3, VTV9.

Điều kiện tham gia chương trình này cũng sẽ có những giới hạn như các cuộc thi hoa hậu chính thống. Trong đó, các quy định về phẫu thuật thẩm mỹ, chuyển đổi giới tính, tình trạng kết hôn… sẽ được kiểm soát gắt gao, tránh những sơ suất không đáng có như các cuộc thi hoa hậu trước đây.

Bình mới - rượu cũ?

Tuy nhiên, nhìn vào cách tổ chức tuyển chọn và đào tạo của “Đường tới vương miện”, nhiều người đặt ra e ngại về tính dập khuôn vốn có sẵn tại các cuộc thi hoa hậu từ trước tới nay. Thực chất đây vẫn chỉ là một cuộc thi hoa hậu theo kiểu truyền thống nhưng được khoác chiếc áo hiện đại hơn: truyền hình thực tế.

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, đại diện Cty Elite Việt Nam cho biết, Elite hi vọng về một cuộc thi theo mô hình Miss World thật sự để từ đó làm tăng tính cạnh tranh của Việt Nam khi đi thi quốc tế.

Hơn một thập niên, những người đẹp được Elite cử đi chinh chiến sắc đẹp tầm quốc tế luôn được lấy từ những cuộc thi như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt… Nhưng theo bà Nga, cách làm này rất bị động, nhất là trong khâu đào tạo các hoa hậu đi thi.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cuộc thi nhan sắc được đánh giá có uy tín và chính quy nhất hiện tại là Hoa hậu Việt Nam cũng chuẩn bị tới gần. Điều hiển nhiên, theo Nghị định 79 và đặc quyền Hoa hậu Việt Nam, đây sẽ là đại diện duy nhất cả nước được tiến cử đi tham gia bất kỳ cuộc thi lớn nào trên thế giới trong năm 2015.

Như vậy, cơ hội "xuất ngoại" của quán quân “Đường tới vương miện” sẽ gần như không có, hoặc rất thấp.

Trả lời thắc mắc về lời hứa đưa thí sinh tham dự Hoa hậu Thế giới, vị đại diện của Elite Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi đã làm việc với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và chắc chắn có hợp tác với Miss World thì mới có cuộc thi với cái tên “Miss World Vietnam”. Và vì đây là cuộc thi sắc đẹp có quy mô quốc gia, người đoạt giải sẽ là quán quân hay còn được gọi là Hoa khôi Áo dài Việt Nam. Mà theo quy định của Bộ, top 3 của cuộc thi mang quy mô quốc gia sẽ được tham dự các cuộc thi nhan sắc thế giới".

Như vậy, qua những gì phía Elite nói, có thể xem chương trình truyền hình thực tế “Miss World Vietnam - Đường tới vương miện” có nội dung và sức mạnh ngang ngửa một cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia.

Ngoài ra, với 75 ngày của một cuộc chơi truyền hình thực tế, lại đặt ra thêm nghi vấn về việc chương trình sẽ chỉ dừng ở việc phát hiện tiềm năng hơn là đào tạo!

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm