| Hotline: 0983.970.780

'Khắc tinh' bệnh chết nhanh, chết chậm

Thứ Hai 01/06/2015 , 06:11 (GMT+7)

Bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu được coi như căn bệnh nan y, song hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế tác hại của nó.

Ông Lê Đình Thường (ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai), người trong suốt 20 năm chiến thắng bệnh chết nhanh chết chậm trên tiêu, đã làm thế nào?

Tìm hiểu cặp "song sát"

Theo Trạm Khuyến nông TX Long Khánh, đối với bệnh chết nhanh chết chậm, một khi mắc phải là cây chắc chắn chết. Song nếu đầu tư phòng trừ bệnh ngay từ đầu, thì tỷ lệ mắc bệnh là rất thấp.

Bệnh chết nhanh hay còn gọi là bệnh thối rễ, do nấm Phytophthora capsici sống trong đất, kết hợp với các loại nấm khác gây nên, khiến cây tiêu chết nhanh chóng. Loài nấm này tấn công ở bộ rễ và phần thân nằm trong đất của cây tiêu, khiến các mầm ngừng phát triển, lá chuyển màu xanh nhạt rồi biến màu vàng và rụng, phần dây thân trên mặt đất có dấu hiệu héo.

Triệu chứng này xảy ra khá nhanh, chỉ sau một vài tháng, cả cây tiêu chết. Nguy hiểm hơn, nấm bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa. Nếu một cây trong vườn mắc bệnh, nước mưa sẽ làm mầm bệnh lan sang những cây khác, dẫn tới việc tiêu chết hàng loạt. Ngoài ra, môi trường đất, dụng cụ canh tác cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh này lây lan nhanh.

Với 3,5 ha hồ tiêu, ông Thường thu hoạch ổn định từ 3,5 - 4 tấn/ha cho thu nhập 800 - 1 tỷ đ/năm. Có năm, 60 ha hồ tiêu ở xã bị bệnh chết sạch, riêng vườn của ông vẫn sống khỏe.

Bệnh chết chậm do các loại nấm Fusarium sp., Rhizoctonia sp., Pythium sp.,… và một số loại khác cùng gây hại lên bộ rễ. Khi mắc bệnh này, cây tiêu có biển hiện sinh trưởng chậm, lá hơi nhỏ lại, nhạt màu hoặc biến vàng giống hiện tượng thiếu phân, thiếu nước. Sau đó lá, hoa, quả bị rụng dần từ dưới gốc lên ngọn. Bệnh này làm thối dần lớp vỏ gốc, phần lõi thân bên trong màu nâu lợt. Lâu ngày, toàn bộ rễ và gốc thâm đen thối mục, cây chết khô dần.

Quá trình từ khi cây tiêu có biểu hiện bị bệnh đến khi bị nặng hoặc chết có thể kéo dài cả năm. Bệnh này dễ xảy ra trên vườn tiêu bị đọng nước, ẩm ướt.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Theo ông Lê Đình Thường thì 2 căn bệnh này xảy ra chủ yếu là do lạm dụng thuốc hóa học quá nhiều, dẫn đến cây càng về lâu dài càng suy yếu, thiếu chất đề kháng để chống chọi với bệnh tật. Hơn nữa, việc không làm thông thoáng vườn, thiếu hệ thống thoát nước khiến nước bị đọng lại trong vườn, tạo môi trường phát sinh bệnh tật.

Để phòng ngừa hiệu quả, ông Thường lưu ý: Việc đầu tiên là phải có mương để hồ tiêu thoát nước triệt để trong mùa mưa, hạn chế phát sinh nấm bệnh. Mương cũng đảm bảo lượng nước tưới cần thiết vào mùa khô. Nên bón phân hợp lý, sử dụng phân vi sinh tối ưu, hạn chế sử dụng phân bón hóa học. Sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, cây sẽ không phát triển nhanh bằng phân hóa học, song rất chắc khỏe.

“Các vườn sử dụng phân hóa học, hồ tiêu cho năng suất cao, nhưng cây sẽ nhanh kiệt quệ. Vườn của tôi vẫn duy trì năng suất đều hàng năm, cây sống khỏe, tuổi thọ kéo dài. Cả vườn đã được 20 năm tuổi”, ông cho hay.

Cuối cùng là sử dụng biện pháp phòng ngừa thuốc men theo đợt. Đầu mùa mưa phun 2 đợt phòng trừ tuyến trùng, 1 đợt phòng trừ nấm, cuối mùa phun thêm 2 đợt nữa là hoàn tất. Khi phòng ngừa nên chọn loại thuốc theo khuyến cáo của ngành BVTV.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm