| Hotline: 0983.970.780

'Khắc tinh' bệnh chết nhanh, chết chậm

Thứ Hai 01/06/2015 , 06:11 (GMT+7)

Bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu được coi như căn bệnh nan y, song hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế tác hại của nó.

Ông Lê Đình Thường (ấp Thọ Lộc, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai), người trong suốt 20 năm chiến thắng bệnh chết nhanh chết chậm trên tiêu, đã làm thế nào?

Tìm hiểu cặp "song sát"

Theo Trạm Khuyến nông TX Long Khánh, đối với bệnh chết nhanh chết chậm, một khi mắc phải là cây chắc chắn chết. Song nếu đầu tư phòng trừ bệnh ngay từ đầu, thì tỷ lệ mắc bệnh là rất thấp.

Bệnh chết nhanh hay còn gọi là bệnh thối rễ, do nấm Phytophthora capsici sống trong đất, kết hợp với các loại nấm khác gây nên, khiến cây tiêu chết nhanh chóng. Loài nấm này tấn công ở bộ rễ và phần thân nằm trong đất của cây tiêu, khiến các mầm ngừng phát triển, lá chuyển màu xanh nhạt rồi biến màu vàng và rụng, phần dây thân trên mặt đất có dấu hiệu héo.

Triệu chứng này xảy ra khá nhanh, chỉ sau một vài tháng, cả cây tiêu chết. Nguy hiểm hơn, nấm bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa. Nếu một cây trong vườn mắc bệnh, nước mưa sẽ làm mầm bệnh lan sang những cây khác, dẫn tới việc tiêu chết hàng loạt. Ngoài ra, môi trường đất, dụng cụ canh tác cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh này lây lan nhanh.

Với 3,5 ha hồ tiêu, ông Thường thu hoạch ổn định từ 3,5 - 4 tấn/ha cho thu nhập 800 - 1 tỷ đ/năm. Có năm, 60 ha hồ tiêu ở xã bị bệnh chết sạch, riêng vườn của ông vẫn sống khỏe.

Bệnh chết chậm do các loại nấm Fusarium sp., Rhizoctonia sp., Pythium sp.,… và một số loại khác cùng gây hại lên bộ rễ. Khi mắc bệnh này, cây tiêu có biển hiện sinh trưởng chậm, lá hơi nhỏ lại, nhạt màu hoặc biến vàng giống hiện tượng thiếu phân, thiếu nước. Sau đó lá, hoa, quả bị rụng dần từ dưới gốc lên ngọn. Bệnh này làm thối dần lớp vỏ gốc, phần lõi thân bên trong màu nâu lợt. Lâu ngày, toàn bộ rễ và gốc thâm đen thối mục, cây chết khô dần.

Quá trình từ khi cây tiêu có biểu hiện bị bệnh đến khi bị nặng hoặc chết có thể kéo dài cả năm. Bệnh này dễ xảy ra trên vườn tiêu bị đọng nước, ẩm ướt.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Theo ông Lê Đình Thường thì 2 căn bệnh này xảy ra chủ yếu là do lạm dụng thuốc hóa học quá nhiều, dẫn đến cây càng về lâu dài càng suy yếu, thiếu chất đề kháng để chống chọi với bệnh tật. Hơn nữa, việc không làm thông thoáng vườn, thiếu hệ thống thoát nước khiến nước bị đọng lại trong vườn, tạo môi trường phát sinh bệnh tật.

Để phòng ngừa hiệu quả, ông Thường lưu ý: Việc đầu tiên là phải có mương để hồ tiêu thoát nước triệt để trong mùa mưa, hạn chế phát sinh nấm bệnh. Mương cũng đảm bảo lượng nước tưới cần thiết vào mùa khô. Nên bón phân hợp lý, sử dụng phân vi sinh tối ưu, hạn chế sử dụng phân bón hóa học. Sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, cây sẽ không phát triển nhanh bằng phân hóa học, song rất chắc khỏe.

“Các vườn sử dụng phân hóa học, hồ tiêu cho năng suất cao, nhưng cây sẽ nhanh kiệt quệ. Vườn của tôi vẫn duy trì năng suất đều hàng năm, cây sống khỏe, tuổi thọ kéo dài. Cả vườn đã được 20 năm tuổi”, ông cho hay.

Cuối cùng là sử dụng biện pháp phòng ngừa thuốc men theo đợt. Đầu mùa mưa phun 2 đợt phòng trừ tuyến trùng, 1 đợt phòng trừ nấm, cuối mùa phun thêm 2 đợt nữa là hoàn tất. Khi phòng ngừa nên chọn loại thuốc theo khuyến cáo của ngành BVTV.

Xem thêm
Hai trường hợp tử vong ở Đồng Nai liên quan tới bệnh dại

Trước tình hình dịch bệnh dại tăng cao, gây tử vong ở người, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản chỉ đạo xử lý triệt để dịch bệnh dại trên địa bàn.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc [Bài 3]: Hồi sinh sau thiên tai

YÊN BÁI Vựa dâu tằm tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên đang tiếp tục nhân rộng diện tích, đổi mới kỹ thuật chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kén tằm.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Doanh nghiệp mong Nghị quyết 57 sớm đi vào cuộc sống

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 57 được kỳ vọng là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu nhà nước, càng triển khai sớm càng đem lại hiệu quả cao.

Cuốn sổ nợ 'ghi' nỗi buồn người nuôi tôm hạ nguồn sông Sa Lung

Ngành chức năng khuyến cáo chưa nên thả tôm giống vào thời điểm này. Nhưng tôm giống ương dèo đã gần 1 tháng nay, người nuôi tôm Vĩnh Sơn đang rất băn khoăn.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.