| Hotline: 0983.970.780

Khoa học kỹ thuật nâng cao giá trị kinh tế rừng

Thứ Năm 28/04/2011 , 10:16 (GMT+7)

Trong 12 năm thực hiện nghiên cứu các đề tài phát triển lâm nghiệp bền vững (giai đoạn từ 1998- 2010), tỉnh Tuyên Quang đã áp dụng thành công 8 đề tài nghiên cứu ứng dụng về phát triển lâm nghiệp, qua đó tuyển chọn được một số đề tài mới và đặc sắc là chuyển giao trồng khảo nghiệm giống bạch đàn đỏ; giống gỗ lát Mêxicô, đánh giá chính xác tuổi khai thác hợp lý của cây keo lai làm nguyên liệu giấy…

Thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, các ngành chức năng Tuyên Quang còn xác định cụ thể các chỉ tiêu sinh trưởng, tính kháng chịu sâu bệnh từng loại cây lâm nghiệp làm cơ sở bổ sung cho bộ giống cây lâm nghiệp trên toàn địa bàn, qua đó góp phần nâng cao giá trị sử dụng đất lâm nghiệp, cũng như nâng cao hệ số sử dụng đất lâm nghiệp trong những năm qua.

Để việc trình diễn được cụ thể, chi tiết, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng hoàn chỉnh 7 mô hình bao gồm: Mô hình trồng 224 ha dây mây nếp dưới tán rừng, 78 ha măng Bát độ. Ngoài ra, thành lập 23 đơn vị sản xuất cây giống, làm mới 21 vườn ươm kiên cố, 21 vườn ươm tạm thời để chọn lựa các giống cây con cho phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng. Qua đó tiến hành mở rộng trồng mới được 79.666 ha rừng tập trung, trong đó có 60.985 ha rừng sản xuất.

Chất lượng rừng Tuyên Quang đang ngày một tăng, nếu năm 1998 trở về trước, sản lượng gỗ rừng trồng chỉ đạt khoảng 40 m3/ha, thì từ năm 2001 trở lại đây, sản lượng đều đạt trên 80 m3/ha. Một số diện tích đã sử dụng giống keo hạt nhập ngoại thì sản lượng gỗ đến kỳ thu hoạch đã đạt khoảng 100 m3/ha.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm