| Hotline: 0983.970.780

Kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP: Cần nhân rộng

Thứ Hai 24/01/2011 , 10:56 (GMT+7)

Chương trình này được triển khai thí điểm ở 2 tỉnh Thanh Hóa và Tiền Giang, nhưng đã đáp ứng được nguyện vọng của đa số nhân dân địa phương.

Cuối tuần qua, tại Tiền Giang, Ban Chỉ đạo kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết “Công tác kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản năm 2010, triển khai kế hoạch kiểm soát năm 2011”. Dự và chỉ đạo hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang Cao Văn Hóa cho biết, trong năm 2010, Ban Chỉ đạo kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đã thành lập 9 đoàn công tác kiểm tra đánh giá trên các địa bàn TP. Mỹ Tho, huyện Cai Lậy, Chợ Gạo với 1.007 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc thú y, nước sinh hoạt nông thôn và các lò giết mổ… được kiểm tra. Trong 777 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản, có 115 cơ sở đạt loại A, 433 loại B, 229 loại C; 230 trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn có 5 trạm đạt loại A, 119 loại B, 106 loại C. Nhìn chung, chất lượng các cơ sở kiểm tra còn thấp; một số cơ sở kinh doanh để thuốc bảo vệ thực vật và phân bón lẫn lộn nhau…

Ông Cao Văn Hóa cũng cho biết, còn rất nhiều bất cập, tồn tại, cần khắc phục trong thời gian tới là công tác thống kê, kiểm tra đánh giá diễn ra chậm; giấy xét nghiệm nước sạch chưa đáp ứng được đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định Bộ Y tế; năng lực kiểm nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chưa xét nghiệm được các chỉ tiêu về kim loại nặng; biểu mẫu đánh giá, phân loại nước sinh hoạt nông thôn chỉ có 2 tiêu chí (có/ không). Ngoài ra, tiêu chí tập huấn về phòng chống cháy nổ chưa được quy định trong điều kiện sản xuất và kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật…. Trong năm 2011, Ban chỉ đạo tỉnh Tiền Giang sẽ tiến hành khắc phục khó khăn về vốn, nâng cao nguồn nhân lực và tiếp tục nhân rộng chương trình ra các huyện, thị, thành còn lại.

Từ cơ sở, ông Phan Minh Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy cho rằng: Thời gian qua, vấn đề chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản là vấn đề “nóng” của xã hội, được nhân dân quan tâm. Vì vậy, triển khai chương trình thí điểm tại Cai Lậy được sự đồng thuận cao của nhân dân, cơ sở và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số cơ sở, doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về giấy phép chứng nhận môi trường, giấy phép kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, không đảm bảo quy trình phòng chống cháy nổ… Vấn đề kinh phí và nguồn nhân lực cũng đang gặp không ít khó khăn. Bởi, ngành nông nghiệp từ huyện đến xã đảm nhiệm nhiều việc chuyên môn, nay tiếp tục phụ trách thêm công tác thống kê, kiểm tra đánh giá chất lượng thì rất khó. Ngoài ra, trình độ chuyên môn của cán bộ tuyến xã cũng là vần đề cần quan tâm.

Còn ông Nguyễn Văn Tám, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Gạo cũng nêu ra một số tồn đọng: Chương trình có nhiều điểm yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật; nhưng nhân lực thực hiện chương trình đa số chưa qua đào tạo nghiệp vụ. Trong quá trình triển khai, một số cơ sở chưa nắm rõ và chấp hành tốt…”. Cụ thể, một số nơi còn xả chất thải gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất nước mắm chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng nước sinh hoạt tại các trạm chỉ đạt 30%. Hầu hết các chỉ tiêu đánh giá như địa điểm sản xuất, trang thiết bị, đường sá, hệ thống xử lý nước thải đều không đạt hoặc chỉ xếp loại B theo chỉ tiêu đánh giá.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương khẳng định: “Chương trình này được triển khai thí điểm ở 2 tỉnh Thanh Hóa và Tiền Giang, nhưng đã đáp ứng được nguyện vọng của đa số nhân dân địa phương trong việc hạn chế sản phẩm kém chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; bảo vệ người kinh doanh chân chính, xử lý nghiêm những hình thức làm ăn gian dối… Trong thời gian tới, Thứ trưởng yêu cầu Ban chỉ đạo tỉnh Tiền Giang cần mở rộng ra 8 huyện, thị, thành còn lại. Đánh giá lại các tổ chức hợp tác, tạo mối quan hệ phối hợp giữa tỉnh Tiền Giang với các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, các đơn vị có liên quan cần phối hợp với nhau để tránh phiền phức cho cơ sở, doanh nghiệp; kiểm tra nghiêm ngặt từng lô hàng trước khi cho cơ sở đưa sản phẩm ra thị trường…”.

Tiếp nhận tinh thần hội nghị, ông Nguyễn Văn Phòng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đã yêu cầu các cơ sở, doanh nghiệp cần phải chấp hành tốt chương trình này. Trong thời gian tới, cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đầu vào, đầu ra tại các điểm sản xuất, kinh doanh. Bởi, nếu được đoàn kiểm tra chứng nhận tốt; điều đó sẽ tăng uy tín và thương hiệu cho cơ sở, doanh nghiệp. Mặt khác, chương trình còn tạo sự hài hòa giữa nhà sản xuất, kinh doanh và người sử dụng sản phẩm.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm