| Hotline: 0983.970.780

Kinh nghiệm nông trường Bình Ba

Thứ Tư 23/10/2013 , 10:27 (GMT+7)

Toàn bộ 15.000 cây cao su của nông trường Bình Ba bị gãy, đổ, nghiêng do cơn bão PAKHAR cách đây đúng 18 tháng (tháng 4/2012), giờ đã hồi sinh đến 80% nhờ áp dụng một số giải pháp kỹ thuật…

Chiều ngày 21/10, chúng tôi có mặt tại vườn cao su rộng thênh thang của Nông trường Bình Ba thuộc Cty cao su Bà Rịa (xã Bình Ba, huyện Châu Đức, BR-VT). Thật bất ngờ khi toàn bộ diện tích cây bị gãy, đổ, nghiêng do cơn bão PAKHAR cách đây đúng 18 tháng (tháng 4/2012) gây hại cho trên 15.000 cây cao su, giờ đã hồi sinh đến 80% nhờ áp dụng một số giải pháp kỹ thuật…

Kỹ sư Nguyễn Ánh - Trưởng ban kỹ thuật của nông trường Bình Ba dẫn chúng tôi đi sâu vào bên trong rừng cao su rộng lớn, đến tận tâm của vùng lốc bão mà cách đây 18 tháng từng tan hoang vì sự cuồng nộ của cơn bão PAKHAR. Đây là lần thứ 2 cao su của nông trường bị bão tàn phá, nhưng lần này thiệt hại ít hơn.

Cụ thể, ngày 1/4/2012, cơn bão số 1 có tên quốc tế PAKHAR bất ngờ đổ vào Nam bộ đã gây nên thiệt hại lớn cho các tỉnh từ Bình Thuận đến Vĩnh Long. Riêng nông trường Bình Ba, công ty Cao su Bà Rịa, cách biển đến hơn 50 km nhưng vẫn có hơn 15.000 cây cao su bị gãy, đổ, nghiêng.



Lô cao su bị bão PAKHAR đánh gãy ngang thân, giờ đã hồi sinh và cho lượng mủ bằng 70% ban đầu

Kỹ sư Nguyễn Ánh cho biết, khác với thiệt hại do cơn bão số 9/2006, vườn cây bị gãy đổ phần lớn đã khai thác gần hết chu kỳ, nên việc thanh lý trồng mới như là một lẽ đương nhiên. Nhưng với cơn bão số 1 thì vườn cao su bị thiệt hại chủ yếu đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc mới đi vào khai thác năm thứ 4-5.

Với vườn đang thời kỳ kiến thiết cơ bản thì cây chỉ bị nghiêng gốc, một số rất ít bị đứt rễ cọc, còn vườn đang khai thác thì bị gãy ngang. Sau bão, nông trường đã xử lý như sau:

Với những vườn đang khai thác bị gãy trên 40% thì nên thanh lý, bán cây để trồng mới, còn những vườn có tỷ lệ gãy thấp hơn thì có thể vớt vát bằng cách dùng cưa máy cắt vát ngang thân (điểm cắt vát ở dưới chỗ gãy và vết tét), sau đó bôi vaseline (mỡ bò) lên mặt cắt để chống mất nước và chống nấm xâm nhập cho cây. Sau đó chăm sóc bình thường.

Sau một thời gian, cây sẽ mọc chồi, lúc đó chọn để lại 3 chồi to mập nhất ở 3 phía. Nếu vị trí 3 chồi này nằm cách mặt cắt 10 cm thì càng tốt. Chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh bình thường khoảng 2 năm sau có thể cạo mủ lại.

Kỹ sư Ánh phấn chấn dẫn chúng tôi qua hàng loạt lô cao su giờ đây đã gần như xanh ngắt trở lại một màu, cây nào cây đó đều ra tán lá xanh và thẳng hàng tăm tắp. “Hiện tại, sau 18 tháng, nông trường đã chọn một số cây có chồi to khỏe, tán đẹp để cạo thử thì thấy lượng mủ 1 cây bằng khoảng 70% so với lúc chưa bị gãy” – kỹ sư Ánh khoe.

Chỉ vào một cây bị bão đánh gãy ngang thân, giờ chỗ vết cắt mọc ra 3 nhánh mới, vị kỹ sư trưởng của Bình Ba nói: Lưu ý là vị trí vết cắt tất nhiên tùy thuộc vào điểm gãy, nhưng nếu được trên 2 mét thì càng tốt vì thời gian cạo đủ dài. Ngoài ra, chú ý việc cắt vát thân để nảy chồi chỉ có thể áp dụng với những những vườn bị gãy tập trung, nếu bị gãy lẻ tẻ thì các chồi mới lên sẽ phát triển kém vì không cạnh tranh được ánh sáng với cây xung quanh.

Tuy nhiên, dù một số cây dạng này không có hy vọng cạo mủ lại nhưng vẫn nên làm, vì chúng sẽ trở thành cây chắn gió, chỗ dựa cho những cây xung quanh khi có bão.

Tiếp tục đi đến một lô cao su trước đây bị bão PAKHAR đánh cho nghiêng ngả, kỹ sư Ánh nói: Với vườn đang thời kỳ kiến thiết cơ bản bị nghiêng như lô này thì phải nhanh chóng tỉa bớt cành nhánh và dựng cây dậy ngay ngắn, sửa lại đất và dậm nín lại phần đất mới bị bật.

Sau đó, có thể dùng 3 sợi dây có bản to để cố định cây (vào 3 gốc cây khác). Khi cột nhớ phải dùng giẻ lót thêm để không làm hỏng da cây, ảnh hưởng đến việc cạo mủ sau này. Cứ thế cố định buộc níu khoảng 4-5 tháng thì có thể cởi dây, cây trở lại sinh trưởng và phát triển bình thường.

Quả thật, chúng tôi đi hết một vòng các lô cao su ngay vùng tâm bão, nhưng giờ không thể phân biệt được cây nào bị nghiêng và phải dựng lại vì gió bão.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm