| Hotline: 0983.970.780

Kpă Len - 'Thủ lĩnh' phụ nữ trẻ tuổi làng Kê

Thứ Bảy 13/05/2017 , 08:30 (GMT+7)

Nhiều đối tượng nghe lời kẻ xấu trốn vào rừng chống phá chế độ, được chị vận động, đã trở về làng yên tâm làm ăn.

Chưa hết, chị còn vận động nhân dân trong làng thực hiện nếp sống văn minh, biết cách no đủ từ đôi bàn tay của chính mình, biết làm cho đường làng ngõ xóm văn minh... Kpă Len xứng đáng với danh hiệu "thủ lĩnh" phụ nữ làng Kê.
 

"Đi từng ngõ - gõ từng nhà"

Làng Kê, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê (Gia Lai) có 145 hộ với 700 nhân khẩu, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc J'rai. Trong làng có đến 55% số hộ theo đạo Tin lành miền Nam Việt Nam. Trước đây, tình hình an ninh trật tự trong làng còn nhiều phức tạp, một số người nhẹ dạ cả tin, nghe theo lời xúi giục, kích động của kẻ xấu tham gia gây bạo loạn, tổ chức vượt biên trái phép sang Campuchia; chuyển đổi hoạt động của tổ chức tôn giáo từ đạo thuần tuý được Nhà nước công nhận sang đạo "Tin lành Đêgar"...

09-37-21_duong-vo-lng-ke
Đường vào làng Kê

Phát huy vai trò của người phụ nữ trong cộng đồng dân tộc thiểu số, những năm gần đây, làng Kê đã hình thành "Tổ phụ nữ nòng cốt" với nhiệm vụ tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ trong làng cùng tham gia giữ gìn an ninh chính trị và trật tự công cộng trên địa bàn.

"Tổ phụ nữ nòng cốt" làng Kê gồm 5 chị, đều là người dân tộc J'rai. Đây là những người có trình độ, kinh nghiệm và năng nổ trong công việc. Tổ trường là một phụ nữ còn khá trẻ (mới ngoài hai mươi), có gương mặt xinh xắn và hết sức hiền lành: Chị Kpă Len.

 Chị cho biết: "Các chị em trong "Tổ phụ nữ nòng cốt" đã được bồi dưỡng những kỹ năng cơ bản trong việc nắm bắt tình hình và phương pháp tuyên truyền, vận động phù hợp với thực tế về trình độ nhận thức, phù hợp với tập quán của người J'rai. Hoạt động của "Tổ phụ nữ nòng cốt" này là thường xuyên tổ chức họp bàn công việc theo từng quý, phân công mỗi chị phụ trách những hộ có "điểm nóng" về gây rối trật tự công cộng...".
 

Vận động bà con bằng tấm lòng

Khi được hỏi: "Bằng cách nào mà bà con dân làng ai cũng nghe lời vận động của các chị?", Kpă Len cười hiền: "Đơn giản là do mình nói điều đúng, điều phải, mình vận động bà con bằng chính tấm lòng của mình...".

Với phương châm trên mà trong những năm qua, "Tổ phụ nữ nòng cốt" đã bám sát việc sinh hoạt của từng hộ và tiếp cận được các đối tượng có dấu hiệu hoạt động cho kẻ xấu, qua đó tuyên truyền, vận động. Chỉ trong một thời gian ngắn, các chị đã vận động, cảm hoá được 8 đối tượng cầm đầu của các tổ chức phản động, quay trở lại cuộc sống yên bình vốn có của gia đình và buôn làng, đó là K'puih Hậu, K'pui h H'Ríp, K'puih Dớ...

K'puih Hậu: Trước đây, mình nghe lời kẻ xấu trốn ra rừng hoạt động tiếp tay cho bọn chúng nhiều tháng liền. Ở rừng khổ lắm, có những lúc vợ con không mang cơm để tiếp tế thì phải chịu đói, chịu khát... Được các chị tuyên truyền vận động, mình đã thấy được bản chất âm mưu xấu xa của bọn phản động là cố tình chia sẻ mối đoàn kết dân tộc. Mình thấy sai thì mình sửa. Giờ mình cùng với vợ con chăm lo làm ăn, chấp hành tốt chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Cuộc sống của gia đình mình đã vượt qua khó khăn rồi, đang dần ổn định và từng bước vươn lên làm giàu...Không có các chị, không biết bây giờ mình thế nào rồi...".

Những đối tượng này thường xuyên trốn ra rừng để móc nối với tổ chức phản động và xúi giục, kích động bà con vượt biên trái phép, bán đất đai, bỏ lao động và gây rối trật tự công cộng...

Ngoài ra, các chị trong "Tổ phụ nữ nòng cốt" còn tích cực vận động chị em phụ nữ trong làng thực hiện tốt cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không- 3 sạch"; hàng năm thông qua công tác bình bầu đã có đến 75% số hộ đạt các tiêu chí của cuộc vận động. Chị em trong làng còn tự nguyện hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, giúp đỡ nhau những công việc ruộng nương, vệ sinh làng bản...

Chị Kpă Len cho biết, nhiệm vụ của 05 chị em tham gia trong tổ này trước hết là tự mình làm "trong sạch" trong gia đình, có nghĩa là không có thành viên nào cùng tham gia với kẻ xấu và có trách nhiệm cao trong việc tố giác tội phạm.

Chị Đào Ánh Hồng, Chủ tịch Hội Phụ nữ thị trấn Chư Sê: "Hoạt động của "Tổ phụ nữ nòng cốt" ở làng Kê là rất hiệu quả trong việc ổn định đời sống và sinh hoạt trong cộng đồng làng. Đây là điểm sáng cần được nhân rộng. Thị trấn Chư Sê hiện có 6 làng đồng bào dân tộc thiểu số và các làng đều đã hình thành được "Tổ phụ nữ nòng cốt". Tuy nhiên để hoạt động có kết quả như ở làng Kê, Hội Phụ nữ thị trấn đang có kế hoạch phối hợp với các đơn vị chức năng để mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức trong công tác tuyên truyền, vận động để cộng đồng làng làm theo".

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm