| Hotline: 0983.970.780

Lâm Đồng tập trung phòng chống dịch trên đàn gia cầm

Thứ Tư 19/03/2014 , 10:13 (GMT+7)

Tập trung phòng chống dịch trên đàn gia cầm là một trong những nội dung chỉ đạo ráo riết của UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ngành NN-PTNT của tỉnh này.

Tập trung phòng chống dịch trên đàn gia cầm là một trong những nội dung chỉ đạo ráo riết của UBND tỉnh Lâm Đồng đối với ngành NN-PTNT của tỉnh này trong những ngày còn lại của tháng 3 và cả tháng 4/2014.

Tại cuộc họp phiên toàn thể đánh giá tình hình KT-XH tỉnh Lâm Đồng 2 tháng đầu năm do hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên và Phạm S chủ trì được tổ chức mới đây, kết luận cho biết “dịch bệnh trên đàn gia cầm đang diễn ra tại một số địa phương, công tác phòng chống, dập dịch gặp khó khăn do một số hộ dân thiếu hợp tác trong việc khai báo dịch bệnh”.

BAO VÂY TIÊU DIỆT BỆNH

Mặc dầu chưa đến mức phải công bố dịch nhưng tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm của tỉnh Lâm Đồng hiện đang diễn ra khá phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực cao của ngành chức năng và các địa phương.

Theo số liệu của ngành thú y tỉnh và trung tâm nông nghiệp các huyện, hiện tại, hai địa phương ở Lâm Đồng đang đứng trước thách thức cao về dịch cúm gia cầm là Đạ Tẻh và Cát Tiên - hai huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng giáp với các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước...

Tại huyện Đạ Tẻh, số liệu của Phòng Nông nghiệp- PTNT cho thấy: Từ trước Tết Giáp Ngọ đến nay đã có 7.000 con vịt của một hộ chăn nuôi bị cúm gia cầm. Giữa tháng 2 vừa qua, cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy gần 5.500 con vịt của hộ dân này, đồng thời tiến hành ngay các biện pháp bao vây dịch, tiêu trùng khử độc, không cho dịch lây lan.

Cùng đó, tại Cát Tiên, cũng trong thời gian này đã có gần 5.000 con gà và vịt bị nhiễm bệnh, cơ quan chức năng đã phải tiêu hủy hơn 3.500 con.

KHÔNG ĐỂ DỊCH TÁI PHÁT

Một trong những nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng tại công điện về phòng chống dịch cúm gia cầm mới đây là yêu cầu ngành NN-PTNT và các địa phương phải “Tổ chức tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn thủy cầm trên địa bàn toàn tỉnh xong trước ngày 15/4/2014”.

Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, tuy địa phương đang kiểm soát tốt dịch cúm gia cầm nhưng nguy cơ bùng phát dịch vẫn rất cao bởi các địa phương lân cận Lâm Đồng đã phát sinh ổ dịch và có nguy cơ bùng phát thành dịch.

Bởi vậy, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, cùng với việc tiêm phòng vacxin cho đàn gia cầm và thủy cầm, triển khai bao vây dịch, tổ chức tiêm trùng khử độc..., ngành NN-PTNT của tỉnh còn phải “Tăng cường hoạt động của các trạm kiểm dịch động vật trên các trục giao thông vào tỉnh như quốc lộ 20, 27, 28, 55, tỉnh lộ 723, đường Lương Sơn - Đại Ninh; quản lý chặt chẽ các phương tiện vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra vào tỉnh; đối với gia cầm, sản phẩm gia cầm vận chuyển vào tỉnh không rõ nguồn gốc, tiến hành tiêu hủy theo quy định”.

Lãnh đạo Chi cục Thú y Lâm Đồng cho biết: Hiện tại, ngoài việc duy trì trực 24/24 giờ của 3 điểm chốt kiểm dịch động vật thường xuyên tại trạm Eo Gió (huyện Đơn Dương) nối Lâm Đồng với Ninh Thuận, trạm Mađagui (Đạ Huoai) nối với Đồng Nai và trạm Phước Cát (Cát Tiên) nối với Bình Phước, Chi cục Thú y còn kết hợp với lực lượng chức năng (đặc biệt là cảnh sát giao thông) tăng cường thêm 2 điểm chốt cơ động trên đường từ Lâm Đồng sang Đắc Nông và trên đường từ Lâm Đồng đi Khánh Hòa.

Ngoài ra, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng thì các địa phương trong tỉnh còn phải “Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng để người dân chủ động, tích cực tham gia cùng với chính quyền trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, phát hiện từ cơ sở các trường hợp gia cầm chết; vận chuyển, tiêu thụ gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y, công khai thông tin về tình hình dịch bệnh để người dân không hoang mang, giấu dịch, bán chạy gia cầm gây nguy cơ bùng phát dịch”.

Xem thêm
Hà Nội bắt chó thả rông, kiên quyết xử lý theo quy định

Tình trạng thả rông chó, mèo tại các khu vực công cộng không có rọ mõm, dây xích, không có người dắt vẫn đang xảy ra trên địa bàn Hà Nội.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm