| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích kinh tế "đè bẹp" hội nghị biến đổi khí hậu

Thứ Hai 19/12/2011 , 12:02 (GMT+7)

Việc quá đề cao lợi ích kinh tế khiến đàm phán Durban thất bại

Mạng tin Economywatch nhận định thủ phạm khiến các cuộc đàm phán về chống biến đổi khí hậu tại Durban, Nam Phi vừa qua thất bại chính là việc tất cả các nền kinh tế lớn đều theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Phóng viên tại Canada dẫn phân tích của Economywatch cho rằng cả Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đều đang tập trung cải thiện và duy trì khả năng tăng trưởng riêng tốt nhất có thể trong bối cảnh tình hình kinh tế không mấy sáng sủa. Đặc biệt, Mỹ và Trung Quốc không muốn từ bỏ việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cho các nước này.

Tại Hội nghị Durban, Trung Quốc tuyên bố sẽ xem xét việc cắt giảm lượng khí thải nếu Mỹ ký vào một hiệp định ràng buộc toàn cầu, trong khi hiểu biết chung hiện nay cho thấy Mỹ chưa thể nghĩ đến một hiệp định khí hậu ràng buộc vì những lý do chính trị trong nước.

Thực tế, Trung Quốc không chỉ dẫn đầu về tổng lượng khí thải quốc gia mà còn đứng đầu về mức tăng khí thải do sử dụng quá nhiều than đá. Như vậy, trong số các nền kinh tế lớn của thế giới, chỉ có châu Âu sẵn sàng tham gia giai đoạn II của Nghị định thư Kyoto trước khi giai đoạn I của nghị định duy nhất quy định cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu này kết thúc vào cuối năm 2012.

Ở một mức độ nhất định, sự tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới có thể tách rời khí thải carbon. Ví dụ như trong những năm 1990, các nước công nghiệp đã tiến hành phần lớn các hoạt động sản xuất tại nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, quốc gia đã đốt than đá để sản xuất hàng hóa tiêu dùng của Mỹ; trong khi đó, ngành tài chính phát đạt khi nợ tăng cao hơn GDP.

Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, hầu hết ảnh hưởng tách biệt này đã biến mất trên toàn cầu và việc sử dụng năng lượng đang song hành với mức tăng trưởng GDP. Năm 2010, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thực tế còn tăng nhanh hơn GDP.

Khả năng thế giới phát triển kinh tế trong khi chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo là có, tuy nhiên các loại năng lượng tái tạo cần lượng vốn đầu tư rất lớn, nhất là đầu tư ban đầu quá đắt trong bối cảnh vốn đầu tư và tín dụng khan hiếm hiện nay. Vì vậy, khi dầu mỏ và than đá đang ngày càng trở nên đắt giá, các nước thường giải quyết những khó khăn về nguồn cung năng lượng bằng việc mua thêm các loại nhiên liệu hóa thạch chất lượng kém hơn, như dầu cát, khiến vấn đề khí hậu trở nên trầm trọng hơn.

Vòng luẩn quẩn trên chỉ có thể thay đổi nếu thế giới quan ngại về tăng trưởng ngắn hạn ít hơn triển vọng tồn tại lâu dài của nhân loại. Nhưng có thể đến lúc đó, đã quá muộn để tránh sự biến đổi khí hậu thảm họa và không thể đảo ngược. Thế giới vẫn có thể được lợi nếu từ bỏ việc đi tìm tăng trưởng vô nghĩa và phản tác dụng bằng mọi giá.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm