| Hotline: 0983.970.780

Lời thề ở Thanh Văn

Thứ Năm 31/01/2013 , 11:44 (GMT+7)

Nguyên văn lời thề đó thế này: Thay mặt lãnh đạo xã, tôi xin thề trước nhân dân, sẽ giữ gìn trọn vẹn Quỹ Bảo hiểm và Phúc lợi nông dân này. Ai đụng đến quỹ một cách bất chính, dù chỉ một đồng, thì trời chu đất diệt.

Nguyên văn lời thề đó thế này: Thay mặt lãnh đạo xã, tôi xin thề trước nhân dân, sẽ giữ gìn trọn vẹn Quỹ Bảo hiểm và Phúc lợi nông dân này. Ai đụng đến quỹ một cách bất chính, dù chỉ một đồng, thì trời chu đất diệt.

Lời thề dản dị, chất phác đó được Bí thư Đảng uỷ xã Thanh Văn (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) Quang Văn Thỉnh trịnh trọng đọc trong ngày truyền thống của quỹ (1/1/2013), đã khiến không chỉ người dự mà còn là tất cả nhân dân trong xã, cảm động và tin tưởng, vì họ biết, ông là người đã nói là làm.

Nguyên là một cán bộ thuỷ lợi được nghỉ chế độ về quê, năm 1987, ông được bầu làm Bí thư Đảng uỷ xã Thanh Văn, và suốt 26 năm trời, ông vẫn được đảng bộ xã bầu vào chức vụ ấy. Năm nay 71 tuổi, tóc không còn một sợi đen, nhưng ông vẫn chưa được rời chức vụ. Bởi không chỉ toàn thể đảng viên trong đảng bộ mà hầu hết nhân dân trong xã vẫn thiết tha muốn ông ở lại. Được chúng tôi hỏi chuyện về ông bí thư, cụ Hoàng Văn Hải, 78 tuổi, một nông dân ở Thanh Văn, bảo:

- Chúng tôi mong ông ấy khoẻ mạnh để làm việc thêm nhiều năm nữa.

Tiếp chúng tôi tại Văn phòng Đảng uỷ xã, ông Quang Văn Thỉnh cho biết: Quỹ hưu nông dân là tên nôm na mà bà con ở Thanh Văn dùng để gọi Quỹ Bảo hiểm và Phúc lợi nông dân. Từ năm 1989, Đảng uỷ Thanh Văn đã chủ trương thành lập quỹ này. Sau khi ra đời, quỹ đã nhận từ HTXNN Thanh Văn 20 tấn thóc, bán được 10 triệu đồng làm “vốn liếng” ban đầu. Năm 1990, Ban lãnh đạo quỹ cho gửi tất cả vào trung tâm tín dụng của UBND huyện Thanh Oai để lấy lãi. Nhưng chỉ hơn một năm sau trung tâm tín dụng vỡ, cả vốn lẫn lãi của quỹ hưu nông dân Thanh Văn mất sạch. Việc xây dựng quỹ, vì thế, đành phải tạm dừng. Gần 10 năm sau, vào đầu năm 2000, lúc này tình hình kinh tế của xã đã khá hơn trước rất nhiều, Đảng uỷ xã lại có nghị quyết tái thành lập quỹ.


Bà con nông dân ở Thanh Văn từ 60 tuổi trở lên nhận sổ hưu

Quỹ được huy động từ 3 nguồn là: Các cơ sở xoay xở đóng góp; Các cá nhân, tập thể hảo tâm hỗ trợ và các thành viên đóng góp. Sau hơn 10 năm âm thầm tích góp, ngày 19/4/2011, quỹ chính thức khai trương với số vốn 20 tỉ đồng. 250 thành viên, trong đó có 196 người từ 60 tuổi trở lên, đã tham gia quỹ, đóng góp được 1 tỉ đồng, còn lại là từ các nguồn khác. Cũng bắt đầu từ tháng 4/2011, 196 người đó được nhận lương hưu 100.000 đồng/người/tháng. Từ 1/1/2012, những thành viên của quỹ từ 60 tuổi trở lên được nhận lương hưu 300.000 đồng/người/tháng đến hết đời. Đến 31/12/2011, số tiền của quỹ là trên 39 tỉ đồng.

Hiện tại, quỹ có 1.400 thành viên, trong đó có 652 người từ 60 tuổi trở lên được nhận lương hưu 350.000 đồng/người/tháng đến hết đời. Những thành viên còn lại mỗi năm được tặng 1 suất quà có giá trị tương đương với lãi suất BHXH. Ngày trả lương hưu nông dân là 2 ngày 15 và 16 hằng tháng. Ngày 15/1/2013 mới rồi, quỹ đã trả lương luôn 2 tháng 1 và 2/2013 để bà con lấy tiền tiêu tết. Hằng tháng, quỹ đều có bảng tài chính công khai về thu, chi của quỹ phát đến tay các thành viên. Ngày 1/1 hằng năm được chọn là ngày truyền thống của quỹ. Ngày đó, mỗi người đang hưởng lương hưu được 100.000 đồng nhưng không phát tiền mà tổ chức liên hoan. Ngoài ra, quỹ còn trích một phần phúc lợi để chi cho một số hoạt động khác như cho các thành viên đi tham quan, nghỉ mát, cho vay giải quyết khó khăn...

Về việc đóng góp để trở thành thành viên của quỹ, Bí thư Đảng uỷ Quang Văn Thỉnh cho biết: Quỹ luôn mở rộng cửa để đón bất cứ một người dân nào của xã tham gia, và mục tiêu hướng tới là toàn thể nhân dân trong xã (hiện có trên 6000 khẩu). Có 2 hình thức đóng góp, một là đóng mỗi tháng 20 nghìn đồng/người trong 20 năm (tương đương 4,8 triệu đồng). Hai là có thể đóng ngay 1 lần 4,8 triệu đồng (hiện nay tăng lên 6 triệu đồng, rất nhiều người gần đến tuổi 60 đã đóng 1 lần).

- Với những người đã đóng góp nhưng chưa kịp hưởng lương hưu mà chẳng may bị chết, thì sao? Chúng tôi hỏi thêm ông Thỉnh.

- Với những trường hợp ấy, quỹ sẽ gửi lại thân nhân của họ toàn bộ số tiền đã góp cùng với lãi suất, và thêm 1 triệu đồng tiền tuất nữa. Còn những vị đã hưởng lương hưu được một thời gian mà mất, quỹ sẽ tính xem người đó hưởng lương được mấy năm, lấy số năm đã hưởng nhân với 240 ngàn một năm, lấy 4,8 triệu đồng trừ đi số đó, số còn lại sẽ gửi cho thân nhân kèm theo 1 triệu đồng tiền tuất.

Hiện tại, Quỹ hưu nông dân Thanh Văn đang sở hữu số tiền gần 45 tỉ đồng. Lãi suất hằng tháng 450 triệu đồng, chỉ chi hết 250 triệu đồng, số dư còn lại sẽ được nhập vào gốc. Trong 2 năm vừa qua, tổng số dư được nhập vào gốc là 4,6 tỉ đồng. Và theo lộ trình, thì từ 1/1/2014, lương hưu sẽ tăng lên thành 400 ngàn/người/tháng, ngày 1/1/2015 là 500 ngàn/người/tháng.

Nhìn thấy rõ lợi ích và tính nhân văn của quỹ lương hưu nông dân, bà con nông dân xã Thanh Văn đang rất hăng hái xây dựng quỹ. Cụ Hoàng Văn Hải, 78 tuổi, người đang nhận lương hưu nông dân, đã vận động tất cả con trai, con dâu, con gái, con rể đóng góp để trở thành thành viên của quỹ. Tất cả những bà con đang được hưởng lương, khi được chúng tôi hỏi chuyện, đều cho biết, họ rất cảm động khi được nhận những đồng tiền ấy, dù rằng còn ít. Vợ chồng ông Quang Hồng Phấn, 72 tuổi và bà Nguyễn Thị Gạnh, 71 tuổi, vừa được nhận tổng cộng 1,4 triệu đồng lương hưu nông dân (350 ngàn/người/tháng x 2 tháng), xúc động nói:

- Những người nông dân như chúng tôi, suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, vất vả suốt một đời nhưng về già chẳng được một chế độ đãi ngộ nào, nghĩ tủi thân lắm. Nay được hưởng lương hưu đến hết đời, với chúng tôi, là một sự an ủi rất lớn.

Chúng tôi xin mượn những lời chất phác của đôi vợ chồng người nông dân già để kết thúc bài báo nhỏ này. Ước gì nông dân cả nước, từ 60 tuổi trở lên, đều được hưởng lương hưu đến hết đời như ở Thanh Văn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm