| Hotline: 0983.970.780

Lúa GlobalGAP

Thứ Sáu 29/08/2014 , 13:10 (GMT+7)

Một trong các lý do lúa gạo Việt Nam chưa thâm nhập vào được các thị trường khó tính như châu Âu hay Mỹ là do chất lượng lúa gạo chưa đạt được các tiêu chuẩn mà nước nhập khẩu yêu cầu. 

SX gạo theo tiêu chuẩn GlobalGAP là một hướng giải quyết và nâng tầm lúa gạo Việt.

Năm 2104, Cty TNHH Thương mại Tân Thành đã xây dựng và chứng nhận được 4 vùng nguyên liệu SX lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang và TP Cần Thơ.

Trong đó, Cty Tân Thành thực hiện ký hợp đồng SX và bao tiêu sản phẩm lúa cho bà con nông dân trong vòng 5 năm với mức giá được ấn định từ đầu vụ và luôn cao hơn so với thị trường. Qua 1 năm SX lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP, Cty Tân Thành và nông dân bước đầu đã gặt hái được những thành công nhất định.

Ông Trương Văn Hạnh, ấp 5, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), một thành viên thuộc tổ SX lúa GlobalGAP của Cty tại Mỹ Thành Nam cho biết: “SX lúa Global GAP chi phí đầu tư thấp, năng suất lúa vẫn ổn định. Đến thời điểm thu hoạch Cty thu mua lúa tại ruộng, nông dân không cần phơi sấy, giảm được một phần chi phí”.

Ông Hạnh phấn khởi khi biết trước được giá bao tiêu sản phẩm từ 6.500 - 7000 đồng/kg lúa tươi. Tâm đắc hơn là SX lúa theo hướng sinh học, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, môi trường. Đặc biệt hơn là tạo ra được một sản phẩm sạch đúng nghĩa. Chính vì vậy, các thành viên trong tổ SX lúa GlobalGAP mong muốn được hợp tác lâu dài với Cty Tân Thành và nhân rộng diện tích.

Cty Tân Thành còn mở rộng thêm các vùng nguyên liệu khác ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng và TP Cần Thơ. Đồng thời thử nghiệm các giống lúa đạt chuẩn để SX Global GAP cho các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang.

Anh Huỳnh Minh Hải, tổ SX lúa đạt chuẩn GlobalGAP của Cty Tân Thành tại xã Tân Hòa, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) trong 2 vụ vừa qua chia sẻ: “Khi mới tham gia SX lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP còn bỡ ngỡ. Tuy nhiên, qua 1 năm ai cũng thấy tự tin và yên tâm hơn vì được Cty bao tiêu với giá cao hơn thị trường từ 10%”.

Cô Trần Thị Thu Giang (Hai Châu) ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), bộc bạch: “Mừng lắm, được Cty bao tiêu lúa với giá cao, ký kết hợp đồng trong 5 năm nên rất yên tâm. Quan trọng hơn là SX được hạt lúa sạch”.

Bà Nguyễn Thị Thiện, PGĐ Cty Tân Thành cho biết: "Hiện có nhiều DN kinh doanh gạo đóng gói trong nước. Vì vậy, để tạo được thương hiệu cho gạo sạch Hoa Lúa thì sản phẩm phải có sự khác biệt so với mặt bằng chung. Điều đó cần có sự nỗ lực rất lớn từ phía Cty cũng như quý bà con. Cty luôn đồng hành và phát triển cùng với bà SX lúa sạch đạt chuẩn Global GAP cũng như đưa hạt gạo sạch Hoa Lúa tiến xa hơn nữa”.

Trong kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu lúa sạch đạt chuẩn Global GAP năm 2015, Cty Tân Thành tiếp tục duy trì và mở rộng thêm diện tích các vùng nguyên liệu đã được chứng nhận và sẽ tái chứng nhận trong năm 2015.

Xem thêm
Vùng cao nuôi con đặc sản: [Bài3] Độc đáo heo thảo mộc

Một con heo bình thường, nhưng khi được nuôi với quy trình đặc biệt thì nó trở thành đặc sản, đó là cách nuôi cho heo ăn thảo dược…

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm