| Hotline: 0983.970.780

Mở nhạc nuôi chim trĩ sinh sản, thắng lợi bất ngờ

Thứ Sáu 09/02/2018 , 07:15 (GMT+7)

Nắm bắt được đặc tính của chim trĩ là sợ tiếng ồn, hay hoảng loạn bay nhảy, làm chậm lớn, anh Trần Minh Thiệp ở thôn Cẩm Lãnh, xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) đã nuôi bằng cách cho nghe nhạc, thu lãi được gần 300 triệu đồng/năm.

10-57-16_nh-1
Trang trại chim trĩ của anh Thiệp

Dẫn chúng tôi đi tham quan “nhà hát lớn” anh dùng để nuôi chim trĩ xanh, đỏ của mình, anh Thiệp cho hay, trang trại có diện tích gần 300m2, được chia thành 3 khu, mỗi khu gần 100m2. Điều đặc biệt là hệ thống âm thanh hoạt động 12 giờ/ngày.

Dưới mái vòm khá cao của trang trại, những chiếc loa thùng cỡ lớn cùng với một bộ dàn âm ly được gắn vào nóc với những bản nhạc giao hưởng bất hủ, đôi khi là những bản nhạc vàng trữ tình mang âm điệu miền Trung vang lên khiến người nghe có cảm giác vô cùng thư thái...

Anh Thiệp tâm sự: “Ý tưởng nuôi chim trĩ bằng cách cho nghe nhạc đến với mình rất tình cờ. Một lần xem trên ti vi thấy người ta mở nhạc nuôi bò, nên mình đã áp dụng để nuôi chim trĩ. Tuy nhiên để áp dụng thành công cách nuôi đặc biệt này thì đó là một quá trình khá dài”.

Năm 2013, anh Thiệp mua về 50 con chim trĩ giống, nhưng chim chậm phát triển, từ khi cho chúng nghe nhạc, một con mái có năng suất đẻ trứng gấp 1,5 lần so với chim trĩ bình thường, chim nhanh lớn và phát triển tốt hơn.

“Việc nghe nhạc giúp chim thư giãn, ít bay nhảy không còn hoảng loạn, bị sốc hay giật mình khi thấy có người lạ, tiếng động lớn. Bên cạnh đó sẽ kích thích được tiêu hóa sinh sản giúp chim đẻ nhiều trứng hơn so với bình thường và phát triển nhanh hơn.

Cũng nhờ phương pháp nuôi đặc biệt này mà mình đã gặt hái được khá nhiều thành công, thu về mỗi năm gần 300 triệu đồng”, anh Thiệp khẳng định.

Với kinh nghiệm gần 5 năm nuôi chim trĩ, anh Thiệp cho biết, so với các loại gia cầm được nuôi phổ biến khác như gà, vịt… chim trĩ dễ nuôi hơn, lại ít tốn công chăm sóc. Đây là loài chim hoang dã có tập tính khác thường, cần phải nắm rõ kỹ thuật nuôi để đạt năng suất cao, ít hao hụt. Chim rất ít khi mắc bệnh, nếu có cũng chủ yếu là bệnh phổi và bệnh Ecoli, dễ điều trị.

10-57-16_nh-2
Mở nhạc giúp chim trĩ nhanh phát triển hơn

“Chuồng nuôi vào mùa hè phải đảm bảo cao ráo, thoáng mát. Còn mùa đông thì phải được bịt kín, tránh ẩm mốc. Để nuôi thành công, đòi hỏi người nuôi phải có tính kiên trì, nhẫn nại”, anh Thiệp nói thêm.

Nhờ áp dụng phương pháp nuôi chim bằng cách cho nghe nhạc, đến nay trang trại anh Thiệp đã có hơn 300 con. Trong đó có gần 100 con mái trong thời kỳ sinh sản. Chim sinh sản theo mùa, thường mỗi năm hai đợt, đợt đầu từ tháng 3 đến tháng 4, đợt sau từ tháng 9 đến tháng 10. Bình quân mỗi năm 1 con mái có thể đẻ gần 150 trứng, tỷ lệ nở thành công trên 95%. Với giá bán con giống 15.000 đồng/con, thì mỗi năm, 1 con mái sẽ mang về cho anh Thiệp hơn 10 triệu đồng tiền bán con giống.

Ngoài việc bán chim giống, anh Thiệp còn bán chim thương phẩm với giá từ 350 - 400 nghìn đồng/kg sau hơn 4 tháng nuôi với trọng lượng từ 1 - 1,2 kg/con. Chim trĩ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nên anh nhận được rất nhiều đơn đặt hàng.

Thấy anh Thiệp nuôi chim trĩ thành công, nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh đã tìm tới muốn được học hỏi kinh nghiệm. Anh sẵn lòng chia sẻ, tư vấn kỹ thuật, đồng thời còn hỗ trợ về nguồn giống cho thanh niên bằng việc chỉ lấy 70% tiền mua giống, phần còn lại thu sau khi con giống đã phát triển.

 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm